Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của các cấp ủy, tổ chức Đảng. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang được Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, ngày càng bài bản, đi vào chiều sâu với quyết tâm chính trị rất cao. Vì thế, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị cũng đang tập trung xuyên tạc cuộc đấu tranh này với nhiều luận điệu xằng bậy, nhảm nhí, vô căn cứ nhưng vô cùng xấu, độc. Chúng thường tập trung vào các nội dung sau:



Về nguyên nhân, nguồn gốc của tham nhũng: Từ lịch sử xã hội loài người, thế giới đã có nhận thức chung: Tham nhũng là con đẻ của quyền lực, ở đâu có quyền lực thì ở đó tất yếu tiềm ẩn và sẽ có tham nhũng. Tham nhũng là tệ nạn tồn tại ở mọi quốc gia và nó có trong mọi thời đại từ cổ chí kim, ở mọi chế độ xã hội. Vấn đề này đã được nhận thức rõ trong Công ước quốc tế về chống tham nhũng năm 2003: “…Tham nhũng là hiện tượng đang vượt qua các biên giới quốc gia và ảnh hưởng đến mọi xã hội và nền kinh tế …”. Nhưng bất chấp nhận thức trên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị liên tục xuyên tạc “tham nhũng là sản phẩm của chế độ cộng sản”. Nhan nhản bản tin, bàiviết, tung ra luận điệu: “Tham nhũng là căn bệnh kinh niên, là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam – chế độ độc đảng cầm quyền”; “ Chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng”;“ Tham nhũng  có nguồn gốc từ loại virus gốc là virus mang tên cộng sản”;…. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng vẫn thường xảy ra, chỉ khác nhau về mức độ. Các nước phát triển có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế, xã hội cao (các nước Bắc Âu) thì tham nhũng ít; các nước nghèo, chậm phát triển, đang phát triển thì tham nhũng nhiều, nhiều nước tham nhũng nghiêm trọng. Còn ở Việt Nam nguồn gốc, nguyên nhân nảy sinh tham nhũng thì có nhiều, nhưng có thể kể ra các nguyên nhân: Việt Nam thuộc nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp; hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, chế độ trên một số lĩnh vực chưa đủ, còn sơ hở, bất cập dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực; công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ còn yếu; sự kiểm tra, kiểm soát, điều tra chưa duy trì thường xuyên; hiệu quả hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và của quần chúng nhân dân còn hạn chế; một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn hình thức, hiệu quả chưa cao… Nhưng nguyên nhân chính, nguyên nhân trực tiếp là do một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân.

Về mục tiêu phòng chống tham nhũng: Không phải bây giờ mà từ hơn 10 năm nay, các thế lực thù địch luôn xuyên tạc, bịa đặt ngày càng thô bạo mục tiêu phòng, chống tham nhũng của Đảng. Chúng ra sức tuyên truyền rằng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ là “cái cớ để triệt hạ phe cánh”, là “đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực”. Mục tiêu phòng, chống tham nhũng của Đảng là để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Đây cũng là yêu cầu, đòi hỏi từ người dân. Thực hiện mục tiêu này Đảng, Nhà nước ta đã chú trọng tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế trên các lĩnh vực để đảm bảo “không thể”, “không dám”,, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực. Hơn thập kỷ qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó có nhiều chủ trương, quy định mạnh mẽ, quyết liệt. Nhất là các quy định về phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; trách nhiệm nêu gương; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên; về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ… Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 300 luật, pháp lệnh, nghị quyết trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, năm 2005 Quốc hội khóa XI, đã nâng cấp pháp lệnh về phòng, chống tham nhũng lên thành Luật phòng, chống tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007, 2012 và đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật phòng chống tham nhũng số 36/2018/QH14. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hơn 2000 nghị định, nghị quyết, quyết định tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Nhà nước tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và tích cực phát hiện, khởi tố, điều tra gần 20 nghìn vụ án. Nhiều vụ án tham nhũng lớn, có tổ chức được phanh phui và xử lý như: 12 đại án tham nhũng kinh tế từ năm 2012 đến 2022, liên quan đến nhiều cán bộ cao cấp, nhiều bộ ngành, địa phương trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước như: vụ Đinh La Thăng; đại án Vũ Nhôm; Phạm công Danh và vụ đại án tại VNCB; đại án AVG; đại án buôn lậu tại Công ty Nhật Cường; vụ Việt Á; vụ “thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại FLC; vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tân Hoàng Minh; vụ “nhận hối lộ liên quan đến chuyến bay giải cứu” … Gần đây nhất đã khởi tố nhiều vụ án như: vụ Công ty AIC; bảo kê cho trùm buôn lậu xăng; Vụ nâng khống giá thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai; vụ Vạn Thịnh Phát, vụ Đăng kiểm … Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 -2022 nêu rõ : “Trong 10 năm cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên , trong đó có 7390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 50 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến tháng 6 năm 2022, 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đã bị kỷ luật, trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 20 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Khi Đảng đặt mục tiêu, nhân dân đòi hỏi và Đảng, Nhà nước làm quyết liệt như vậy, thì sao có thể gọi là “đấu đá nội bộ”. Từng ấy cán bộ cấp cao ở trung ương và địa phương, thuộc rất nhiều lĩnh vực, cả các tổ chức trong và ngoài nhà nước bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự chẳng lẽ chỉ thuộc vào một số “phe” nào đó như chúng bịa đặt ra. Ngoài việc xây dựng hoàn thiện pháp luật và tích cực phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, Đảng và Nhà nước còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát quyền lực; xây dựng bộ máy PCTN (các cơ quan thuộc khối nội chính, Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực trung ương và cấp tỉnh); phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong phòng, chống tham nhũng. Thực tế trên đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong  đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ”, là quyết tâm chính trị rất cao làm trong sạch Đảng, bộ máy Nhà nước, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận, phấn chấn trong nhân dân.

Về kết quả phòng, chống tham nhũng: Khi cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa đạt được kết quả mong muốn thì bọn chúng rêu rao rằng: “Đảng và Nhà nước Việt Nam không chịu chống tham nhũng”; “Việt Nam chống tham nhũng là “nửa vời”, là “chỉ tắm từ vai”, “giơ cao đánh khẽ”, “chỉ bắt được những con cá nhỏ”,“để chỉ đánh bóng tên tuổi”… Ngày nay, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả rất quan trọng, không phải “chỉ tắm từ vai”, “giơ cao đánh khẽ”, “chỉ bắt được những con cá nhỏ” thì chúng lại tung ra luận điệu chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí”, “chùn bước”, làm “thui chột sự sáng tạo, của những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của những người tâm huyết”, làm “chậm” sự phát triển đất nước…“Cái lò ông Trọng tuy gặt hái được nhiểu “củi” xong không giải quyết được vấn đề bản chất. Nó chỉ làm tê liệt tạm thời các nhóm lợi ích trong một giai đoạn ngắn ngủi”. và “Công cuộc đốt lò của ông Trọng đối với thể chế cộng sản Việt Nam, không những không thể dẹp được tham nhũng mà nó sẽ tạo ra một làn sóng đấu tố, khủng bố và cướp đoạt lẫn nhau khiến cho giới chức bất mãn và tê liệt bộ máy hành chính vốn dĩ rất kém hiệu quả”. Chúng nó đúng là lưỡi không xương, đằng nào cũng tìm cách để xuyên tạc về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta.

Luận điệu hết sức phản động nữa là chúng cho rằng:“Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng thành công vì Đảng cũng tham nhũng” và  “Chỉ có thể chống được tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”. Tổ chức Đảng không tham nhũng mà tham nhũng gắn với cá nhân có quyền lực, chỉ có những cá nhân, đảng viên có quyền lực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống mới phạm tội tham nhũng.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố chỉ số nhận thức tham nhũng CPI hàng năm. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 104/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 36 điểm. Năm 2021, Việt Nam tăng thêm 3 điểm (39 điểm) xếp thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 17 bậc so với năm 2020). Trong 10 năm qua, Việt Nam là một trong 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cải thiện đáng kể về chỉ số CPI. Trong khi đó, 154 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm hoặc không đạt được tiến bộ đáng kể, trong đó 23 quốc gia và vùng lãnh thổ bị suy giảm đáng kể về chỉ số CPI. Năm 2021, lần đầu tiên Mỹ rời khỏi tốp 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có chỉ số CPI cao nhất. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thấp hơn điểm trung bình toàn cầu (43 điểm) và vẫn nằm trong số 2/3 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham nhũng nghiêm trọng (dưới 50 điểm). Qua đánh giá, xếp loại của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cũng cho chúng ta thấy: thứ nhất, tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ đều có tham nhũng (không phải tham nhũng là “sản phẩm riêng của Việt Nam”), chỉ khác nhau về mức độ tham nhũng. Thứ hai, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam đã đạt được kết quả quan trọng, những thành công nhất định (nằm trong số 26 quốc gia đã cải thiện đáng kể về chỉ số CPI, tăng 9 điểm từ 30 điểm năm 2012 lên 39 điểm năm 2021). Tổ chức Minh bạch Quốc tế là một trong những tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá tích cực về kết quả phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, trái ngược, khác hẳn với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên các trang mạng xã hội. Mọi xuyên tạc, bịa đặt của bọn chúng chỉ nhằm phủ định vị trí cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội và Nhà nước, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hô hào, cổ xúy cho đa đảng và nhà nước phương Tây thực hiện “tam quyền phân lập”./.

Việt Dũng - Nguồn: Hương Sen Việt

 Thành tựu của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua đã góp phần củng cố vững chắc niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, xuyên tạc phương thức lãnh đạo cầm quyền của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cho rằng ở Việt Nam “Đảng như từ trước tới nay là “đứng trên luật”; dưới sự cai trị của đảng, nhà nước vẫn tồn tại, chính phủ vẫn tồn tại, quốc hội vẫn tồn tại, tòa án vẫn tồn tại, có điều tất cả những định chế ấy nằm dưới quyền thao túng của các đảng viên cộng sản”. Có thể thấy rằng điểm chung của các luận điệu này là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam; phủ nhận, xuyên tạc, bóp méo những thành tựu to lớn của Đảng trong suốt tiến trình lãnh đạo Nhà nước, xã hội và nhân dân ta thực hiện công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.



Kênh youtube: Cờ đỏ sao vàng

 Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.



Biểu tượng công cụ ChatGPT do Công ty OpenAI phát triển. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Mới chỉ ra mắt vào tháng 11/2022, tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn, ChatGPT - ứng dụng phần mềm dùng để quản lý một hệ thống thảo luận trực tuyến do Công ty OpenAI của Mỹ phát triển đã lập tức tạo thành cơn sốt trên toàn thế giới. Chỉ sau 40 ngày kể từ khi chính thức ra mắt, ChatGPT vượt mốc 10 triệu người dùng, một con số mà trước đó Instagram phải cần đến 355 ngày mới có thể đạt được. Sự hứng thú của người dùng đối với ứng dụng này được lý giải là bởi sự hồi đáp nhanh chóng và lưu loát trên nhiều lĩnh vực, khả năng tổng hợp, huy động khối lượng kiến thức khổng lồ. Do đó, nếu như trước kia nhiều người vẫn quen dùng Google để tra cứu thông tin thì nay đã chuyển sang sử dụng ChatGPT. Thậm chí, phần mềm này còn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng như làm thơ, viết truyện, viết các bài luận,…

Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, ChatGPT tồn tại không ít hạn chế, cụ thể là nội dung các câu trả lời có độ chính xác không đồng đều về dữ kiện thực tế. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp nội dung hồi đáp của GPT bị sai lệch, vô căn cứ. Nguyên nhân là bởi giống như nhiều chatbot AI khác, ChatGPT có nhược điểm lớn là không biết chính xác thông tin đưa ra dựa trên dữ liệu tổng hợp từ internet có đúng hay không.

Chính Công ty OpenAI cũng đưa ra cảnh báo đối với người dùng rằng: "Các câu trả lời bạn nhận được nghe hợp lý và thậm chí có căn cứ, nhưng chúng có thể hoàn toàn sai". Thực tế đến nay, sau 5 tháng vận hành, từ những điểm yếu mà ChatGPT bộc lộ trên thực tế, nhiều chuyên gia đã hết sức lo lắng về việc ChatGPT có thể tạo ra thông tin sai lệch với quy mô lớn và tần suất thường xuyên hơn so với những công cụ AI thế hệ trước.

Giáo sư Arvind Narayanan hiện đang giảng dạy tại Khoa học máy tính của Ðại học Princeton (Mỹ) bình luận: "Ðiều nguy hiểm là bạn không thể biết khi nào ChatGPT trả lời sai, trừ khi bạn đã biết trước câu trả lời". Vị giáo sư này đã hỏi ChatGPT một số câu hỏi cơ bản về bảo mật thông tin mà ông đã cho sinh viên làm trong một kỳ thi. Kết quả là chatbot này đã đưa ra những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra rất vô nghĩa.

Không chỉ dừng lại ở việc những câu trả lời "vô nghĩa", theo ông Gordon Crovitz, đồng giám đốc điều hành của NewsGuard (công ty theo dõi thông tin sai lệch trên mạng) nhận định sản phẩm của Công ty OpenAI sẽ trở thành công cụ phát tán thông tin sai lệch mạnh nhất từng có trên internet. Ông chia sẻ: "Việc tạo ra một câu chuyện sai lệch giờ đây có thể được thực hiện ở quy mô lớn và tần suất thường xuyên hơn nhiều. Giống như việc có cả một "đại lý AI" để đóng góp cho những thông tin sai lệch đó". Không khó để hình dung mức độ nguy hại đến xã hội sẽ là rất lớn nếu những thông tin sai lệch được phát tán dày đặc nhân danh "trí tuệ nhân tạo".

Trước đó, nguy cơ này đã được các nhà nghiên cứu thuộc OpenAI đặt ra. Cụ thể là từ năm 2020, họ đã phát hiện thấy GPT-3, công nghệ cơ sở của ChatGPT, có kiến thức sâu rộng về các cộng đồng cực đoan và có thể được thúc đẩy để tạo ra các cuộc luận chiến liên quan chính trị, thậm chí tạo ra các văn bản cực đoan đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, do sự mới mẻ và những ưu điểm vượt trội, nên hiện nay cộng đồng vẫn đang dành nhiều sự quan tâm với ChatGPT, điều này tạo nên một hiệu ứng công nghệ có tính toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam.

Tại Việt Nam, liên quan nội dung thiếu chính xác mà phần mềm ChatGPT cung cấp, đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực rất đáng lo ngại. Cụ thể là một số đối tượng chống phá, thù địch đã và đang triệt để khai thác những phần trả lời ngô nghê, sai sót về kiến thức từ phần mềm này rồi mặc nhiên coi đó như một "căn cứ tin cậy" để đăng tải trên các diễn đàn, trang mạng xã hội hòng xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, chống phá Ðảng, Nhà nước.

Cũng với cách làm tương tự, ngày 6/2/2023 trên một trang báo tiếng Việt ở hải ngoại đã nhân danh người dân để đưa ra những câu hỏi theo kiểu so sánh, ẩn dụ, gây khó hiểu đối với một phần mềm công nghệ. Với cách đặt câu hỏi như vậy, có thể dự đoán ngay được việc ChatGPT khó lòng trả lời được. Thế nhưng, cố tình đặt câu hỏi đánh đố rồi lợi dụng những thông tin sai lệch mà ChatGPT đưa ra, bài viết lập tức quy kết rằng, "Câu trả lời mà ChatGPT đưa ra được cho là khác hoàn toàn với những gì người dân trong nước được nghe lâu nay".

Bài viết có nội dung xuyên tạc nêu trên đã lập tức được một số đối tượng phản động lan truyền trên mạng xã hội với mục đích dắt mũi dư luận, hướng lái người dân hiểu sai về Ðảng, về lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhân cơ hội này, các đối tượng chống phá mặc sức bài xích, lên án quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, xuyên tạc rằng người dân không dám bày tỏ quan điểm của mình mà phải bắt buộc sử dụng các nguồn dữ liệu duy nhất của Việt Nam đang quy định.

Ðáng buồn là một số người thiếu thiện chí hoặc do hồn nhiên, nhẹ dạ, a dua theo đám đông đã tham gia bình luận, chia sẻ bài viết, thậm chí sử dụng những hình ảnh mang tính chất giải trí, đùa cợt để câu like, câu view mà không nhận thức được rằng hành động đó đã tiếp tay cho các đối tượng xấu.

Nhìn nhận, đánh giá về sự việc nêu trên, nhiều người đã bày tỏ sự bất bình, đồng thời cho rằng đây là một cách hành xử không đàng hoàng, thiếu nghiêm túc, thậm chí là thể hiện rõ ý đồ xấu. Bởi thực tế dù là một phần mềm công nghệ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phần mềm trước đó song không thể coi ChatGPT như một cuốn "Bách khoa thư", không phải là một "cỗ máy biết tuốt" mà chỉ là một nguồn thông tin để tham khảo. Trong quá trình sử dụng, những bất cập, hạn chế của ChatGPT đã bộc lộ, đó là vẫn còn không ít khiếm khuyết về ngôn ngữ, cách diễn đạt cũng như những sai sót về thông tin. Thời gian qua, cộng đồng mạng chia sẻ khá nhiều những câu trả lời "cười ra nước mắt" của ChatGPT.

Như liên quan tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố, ChatGPT trả lời: "Anh ta (tức Ngô Tất Tố) được biết đến như một trong những người tiên tiến trong việc tắt đèn tại Việt Nam trong thập niên 20... Ngô Tất Tố tin rằng tắt đèn là một hoạt động nhỏ nhưng có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường". Ðây có thể xem là một thí dụ điển hình cho thấy những lỗ hổng rất lớn của ChatGPT trong quá trình thu thập thông tin để trả lời câu hỏi của người dùng.

Thế nhưng, các đối tượng xấu đã lợi dụng điểm hạn chế này của ChatGPT để phục vụ cho những mục đích đen tối. Khai thác phần trả lời ngô nghê, đầy sai sót của ChatGPT liên quan lĩnh vực chính trị, tư tưởng, các đối tượng này đã sử dụng để bôi nhọ, xuyên tạc lãnh tụ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, bác bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Không khó để nhận thấy rằng, các đối tượng chống phá âm mưu tạo ra sự hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân, chia rẽ nhân dân với Ðảng, Nhà nước, mất lòng tin vào chế độ. Do đó, chúng ta cần tỉnh táo nhận diện thủ đoạn chống phá mới này để có biện pháp ngăn chặn và đấu tranh kịp thời.

Ngày 3/3 vừa qua, tại cuộc họp về tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và định hướng nhiệm vụ trong tháng 3/2023 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ông Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an thành phố cho biết: "Ứng dụng ChatGPT đang tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm mục đích phá hoại các chính sách của Nhà nước. Do đó, trong quá trình sử dụng của cộng đồng nếu cơ quan quản lý nhà nước không có những giải pháp để kiểm soát mà buông lỏng tuyên truyền hoặc không có quy chế cụ thể, sẽ tạo ra khe hở cho các hoạt động sử dụng công nghệ nhằm mục đích phá hoại". Vấn đề này rất cần các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương cũng như các bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội,… quan tâm. Theo đó phải kịp thời nắm bắt, phát hiện những diễn biến bất thường trong đời sống xã hội, nhất là trên môi trường mạng từ đó có cách giải quyết phù hợp, bảo đảm an ninh trật tự, ổn định xã hội.

Với mỗi người sử dụng ChatGPT nói riêng và các phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin nói chung cần hình thành kỹ năng sàng lọc, lựa chọn thông tin chuẩn xác. Hiện nay, chúng ta có nhiều công cụ, phương pháp để kiểm chứng thông tin. Hãy để các ứng dụng khoa học-công nghệ phục vụ con người thay vì con người bị lệ thuộc, dẫn dắt bởi những cỗ máy, để rồi bị lạc lối vào ma trận thông tin không chính xác và rất có thể bị đối tượng xấu lợi dụng./.

ÐÔNG Á - Nguồn: nhandan.vn

 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh nội dung trên trong phát biểu bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2023, được tổ chức vào chiều 19/3, tại Hà Nội.


Chiều 19/3, Hội Báo toàn quốc năm 2023 với chủ đề “Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa -Sáng tạo” do Hội Nhà báo Việt Nam và UBND TP Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã khép lại, thành công tốt đẹp.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lại Xuân Môn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cùng đông đảo lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, những người làm báo trên cả nước…


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn trao giải A cho các đơn vị báo chí tại Hội Báo toàn quốc năm 2023.

Phát biểu tại lễ bế mạc, nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, Hội Báo toàn quốc năm 2023 đã thu hút 87 gian trưng bày các ấn phẩm báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2022 và Quý I năm 2023, có sự góp mặt của 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 60 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí lớn nhất, cùng nhiều gian trưng bày chuyên đề tiêu biểu. Đây thực sự là cuộc hội tụ văn hóa, tinh thần đặc sắc của những người làm báo.

Thông qua các gian trưng bày ấn phẩm, những sự kiện nghiệp vụ, văn hóa, nghệ thuật, Hội Báo toàn quốc 2023 đã nêu bật những thành tựu to lớn của đất nước trong tiến trình đổi mới, những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của Báo chí cách mạng Việt Nam, đồng thời quảng bá các sản phẩm báo chí gắn với hoạt động lao động, sáng tạo của các nhà báo – hội viên Hội Nhà báo Việt Nam trong cả nước.

Trong thời gian diễn ra, Hội Báo đã thu hút hàng ngàn lượt công chúng đến tham quan và thưởng thức những ấn phẩm báo chí đặc sắc. Các độc giả, khán giả, bạn đọc, bạn nghe đài đã tham gia nhiều hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ báo chí, giao lưu với các phóng viên, nhà báo được mến mộ, thưởng thức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật sôi động, hấp dẫn.

Các sự kiện tại Hội Báo không chỉ kết nối những người làm báo, cơ quan báo chí với nhau mà còn tăng tương tác với công chúng, độc giả, tạo thêm sự gần gũi giữa nhà báo với bạn đọc. Đây là một nét đẹp của Hội Báo toàn quốc từ nhiều năm nay. Cũng trong khuôn khổ của Hội Báo đã diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện nghiệp vụ có ý nghĩa, chất lượng cao cùng các chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, đặc sắc của Nhà hát Tuổi trẻ.


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chúc mừng Hội Nhà báo Việt Nam, UBND TP Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức một kỳ Hội Báo toàn quốc thành công.


Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh phát biểu tại buổi lễ.

Ấn tượng với quy mô của Hội Báo toàn quốc năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, đây thực sự là ngày hội lớn, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng của các nhà báo và công chúng cả nước.

“Thông điệp “Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa - Sáng tạo” được thể hiện rõ nét qua hầu hết các sự kiện thiết thực, hấp dẫn, vừa góp phần củng cố tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan báo chí, các hội nhà báo địa phương, vừa tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa báo chí với công chúng. Các hoạt động trao đổi nghiệp vụ trong khuôn khổ Hội Báo đã bám sát những vấn đề thời sự, cho thấy báo chí cách mạng Việt Nam đang theo sát xu thế chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên thế giới”- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá.


Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi phát biểu bế mạc hội báo.

Chỉ ra dấu mốc quan trọng sắp tới kỷ niệm 100 năm (21/6/1925 - 21/6/2025) nền báo chí cách mạng Việt Nam và đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; sự chuyển động nhanh của thế giới; thực tiễn đổi mới, phát triển năng động của đất nước, Phó Thủ tướng khẳng định: Báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa khát vọng Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng.


Chuyên đề Văn nghệ Công an - Báo CAND vinh dự đoạt giải B Giải bìa báo Tết ấn tượng.

Theo Phó Thủ tướng, để làm được điều đó, mỗi sản phẩm báo chí phải thấm đẫm tính nhân văn, lắng đọng giá trị văn hóa dân tộc, có sức lan tỏa lớn, tạo đồng thuận trong toàn xã hội, phản ánh được sâu sắc hiện thực đổi mới của đất nước, quảng bá các giá trị tốt đẹp của văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia. Đội ngũ những người làm báo phải vững vàng về bản lĩnh chính trị, tư tưởng; ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế. Hệ thống báo chí cần phát huy hơn nữa vai trò là công cụ truyền thông sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đồng thời là phương tiện giám sát, phản biện xã hội hiệu quả.

“Các cơ quan báo chí, những người làm báo phải quán triệt tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí; kiến tạo không gian, môi trường văn hóa trong hoạt động báo chí”- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý.

Đặt báo chí cách mạng Việt Nam trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin, các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, Phó Thủ tướng lưu ý, các cơ quan báo chí không thể đứng ngoài xu thế chuyển đổi số, hướng tới phương thức sản xuất, cung cấp thông tin đa phương tiện, đa nền tảng, đa thiết bị, đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa nguồn thu. Trong đó, quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy và cách làm, trên cơ sở kết hợp giữa nội dung tốt và công nghệ hiện đại để làm chủ nền tảng số, nền tảng truyền thông xã hội.

Các cơ quan báo chí phải tập hợp thành một lực lượng thống nhất, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, đóng vai trò dòng chảy chính về thông tin, định hướng dư luận trên không gian mạng. Mỗi sản phẩm báo chí phải bảo đảm yếu tố thẩm mỹ, giáo dục, đề cao tính nhân văn, trở thành hình mẫu trong giao tiếp, ứng xử văn hóa trong cộng đồng, nhất là trên không gian mạng và môi trường số.


Ban Tổ chức trao giải C Giải gian trưng bày ấn tượng cho các cơ quan báo chí, trong đó có Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý Hội Nhà báo Việt Nam - ngôi nhà chung của giới báo chí cả nước - phải tiên phong trong bồi dưỡng và xây dựng bản lĩnh chính trị cho các nhà báo, hội viên, đồng thời tạo lập không gian văn hóa trong hoạt động báo chí, từ đó giúp “chấn chỉnh” những “lệch chuẩn” về đạo đức nghề nghiệp, nhân lên những giá trị nhân văn trong hoạt động báo chí. Hội cần có thêm nhiều hoạt động, nhiều đóng góp vào công cuộc hiện đại hóa báo chí, trước mắt là công cuộc chuyển đổi số, làm thế nào để chuyển đổi số báo chí thực sự “thấm” và tác động tích cực tới từng cơ quan báo chí, từng người làm báo.


Bìa chuyên đề Văn nghệ Công an số Xuân Quý Mão được Ban tổ chức Hội Báo trao Giải B.

“Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí. Ngay trong tháng 3 này, Chính phủ sẽ ban hành Đề án về chuyển đổi số trong báo chí. Đây là cơ sở quan trọng để các cơ quan báo chí đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tiếp tục phát huy những giá trị cốt lõi của báo chí cách mạng Việt Nam: Chính xác - đại chúng - nhân văn - khách quan. Đồng thời, tạo lập môi trường để các cơ quan báo chí, truyền thông, người làm báo phát huy sức sáng tạo; phát triển ngành công nghiệp truyền thông của Việt Nam hiện đại, hội nhập ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực”- Phó Thủ tướng thông tin.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ ngành phải gắn bó hơn nữa với báo chí, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cơ quan báo chí, nhà báo tác nghiệp đúng chuyên môn, nghiệp vụ.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức và Hội đồng Giải thưởng đã trao 2 giải A, 4 giải B, 8 giải C, 11 giải Khuyến khích đối với Giải Phát thanh – Truyền hình Tết ấn tượng; Trao 1 giải A, 2 giải B, 3 giải C, 5 giải Khuyến khích đối với Giải Giao diện báo điện tử Tết ấn tượng; Trao 1 giải A, 5 giải B, 7 giải C, 22 giải Khuyến khích đối với Giải Bìa báo Tết ấn tượng; Trao Giải Gian trưng bày ấn tượng, Giải ấn tượng Hội báo 2023 và tặng Giấy khen cho các đơn vị có đóng góp vào thành công của Hội báo.

Chuyên đề Văn nghệ Công an - Báo CAND vinh dự đoạt giải B Giải Bìa báo Tết ấn tượng; Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an đoạt giải C Giải Gian trưng bày ấn tượng./.

Hoàng Phong - Nguồn: CAND

 

Những ngày gần đây, trên trang “Rfavietnam”, một số phần tử tự xưng trong “tổ chức phản động Việt Tân” phát tán tài liệu hết sức nhảm nhí có tựa đề: “Lực lượng 47 và sự kiểm duyệt trên mạng xã hội”. Chúng lớn tiếng rêu rao, bịa đặt rằng, “Trong thời gian qua, khá nhiều người sử dụng Facebook ở Việt Nam, các nhà hoạt động, các nhà dân báo bị báo cáo nội dung…bị lấy bài xuống, bị đóng Facebook”; “Lực lượng 47… kiểm duyệt tiếng nói độc lập, tiếng nói đối kháng với Nhà nước”. Về thực chất luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, vu khống của các thế lực thù địch, phản động không có gì mới khi lợi dụng triệt để vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền để kêu gào chống phá Đảng và Nhà nước ta, hòng gây hoang mang trong dư luận xã hội, đánh lừa những người thiếu thông tin, kém hiểu biết, nhẹ dạ cả tin hùa theo những việc làm sai trái, thậm chí vi phạm pháp luật. Hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác và tỉnh táo, nhận diện, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên không gian mạng.

Như chúng ta đã biết, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên tiến hành hoạt động trên không gian mạng để đưa thông tin sai lệch, truyền bá quan điểm phản động, xuyên tạc, thực hiện “diễn biến hòa bình”, tấn công mạng nhằm gây mất ổn chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, an ninh; xâm hại chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc của ta trên không gian mạng. Chính vì vậy, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng đã, đang và sẽ đặt ra một cách trực tiếp trong giai đoạn hiện nay.

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng khẳng định: Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Tập trung xây dựng lực lượng tác chiến không gian mạng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại làm nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Đại hội XIII của Đảng xác định: Tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược an ninh mạng quốc gia và các chiến lược chuyên ngành khác. Những hoạt động nhằm ngăn chặn việc lợi dụng không gian mạng để chống phá Việt Nam là cần thiết, điều mà các quốc gia trên thế giới đều phải chú trọng trong bối cảnh hiện nay.

Từ những vấn đề trên cho chúng ta thấy, sự xuyên tạc, bịa đặt, chống phá của các thế lực thù địch tự xưng là “tổ chức phản động Việt Tân” dù rất nguy hiểm nhưng cũng chỉ là những tiếng nói lạc lõng, không thể làm lung lay ý chí niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự lãnh đạo của Đảng, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam càng phải đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống./.

Nhân văn Việt

 Công an TP Hội An đề nghị người dân cảnh giác, không tham gia các tổ chức tôn giáo chưa được cho phép hoạt động nói chung cũng như “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” nói riêng dưới bất cứ hình thức nào, kịp thời thông báo đến cơ quan Công an khi phát hiện các đối tượng, tổ chức tôn giáo trái phép hoạt động trên địa bàn.


Ngày 7/3, Công an TP Hội An (Quảng Nam) cho biết, vừa phát hiện nhóm 10 người (6 nữ, 4 nam) tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép liên quan đến “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ”.


Nhóm người tham gia sinh hoạt “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” trái phép bị phát hiện tại TP Hội An. Ảnh: Công an cung cấp

Qua công tác quản lý địa bàn, ngày 4/3, lực lượng An ninh Công an TP Hội An phối hợp Công an xã Cẩm Hà kiểm tra hành chính một căn nhà tại thôn Bến Trễ, xã Cẩm Hà đã phát hiện 10 người đang tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép liên quan đến “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ”.

Tại hiện trường, Công an TP Hội An tạm giữ 1 máy tính xách tay; 3 loa vi tính; 10 quyển kinh thánh; 5 sổ ghi chép; 14 cái khăn màu trắng, 15 cái ghế nhựa, 1 bục để kinh thánh và 1 giá kim loại để máy tính.

Công an TP Hội An đã mời làm việc với những người có liên quan, yêu cầu chấm dứt hành vi tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật ngoài địa điểm được chính quyền địa phương cấp phép.

“Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” là tôn giáo có nguồn gốc từ Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam. Hiện tổ chức tôn giáo này chưa được Nhà nước công nhận hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, giáo lý hoạt động mang tính chất tà đạo, có biểu hiện mê tín dị đoan, lợi dụng giáo lý để trục lợi.

Qua vụ việc trên, Công an TP Hội An đề nghị người dân cảnh giác, không tham gia các tổ chức tôn giáo chưa được cho phép hoạt động nói chung cũng như “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” nói riêng dưới bất cứ hình thức nào, kịp thời thông báo đến cơ quan Công an khi phát hiện các đối tượng, tổ chức tôn giáo trái phép hoạt động trên địa bàn./.

Ngọc Thi - Nguồn: CAND

 

Trên con đường Trường Sơn huyền thoại, có hàng chục tuyến đường ngang dọc đi đến các mặt trận, những chuyến xe trở hàng ra tiền tuyến chạy suốt ngày đêm, ở những cung đường từ đông sang tây Trường Sơn quanh năm có mưa, những chiếc xe tải phải chạy trên những cung đường sâu hơn 20cm, gầm xe luôn chạm đất do vậy nhíp luôn là bộ phận nhanh hỏng nhất của chiếc xe. Không có phụ tùng thay thế, những người thợ phải hàn lại chiếc những chiếc nhíp để dùng, dù tốn kém nhưng vẫn phải làm vì một chuyến xe là bằng cả một tháng làm của một trung đoàn.

Nhiều trạm sửa chữa xe đặt sâu trong rừng, xa hậu phương tức là xe nguồn tiếp tế, mỗi người chỉ được cấp 2 lạng gạo một ngày, đến nấu cháo cũng không đủ. Riêng lá sắn, cây sắn những người lính Trường Sơn có thể làm được 7 món một ngày, kèm theo đó là củ mài và tất cả những gì có thể ăn được trong rừng nhưng họ vẫn đói. Từ vấn đề ấy mà những người lính Trường Sơn lập ra những tổ để khắc phục cái đói như tổ tăng gia trồng rau, có tổ thì đi 3, 4 cây số đi vào bản để vay gạo, họ huy động chăn màn quần áo của bộ đội để đổi lấy gạo.

Nhu cầu tiếp tế của chiến trường lúc nào cũng căng thẳng, bộ đội lúc nào cũng cần từng viên đạn, từng cân gạo, từng viên thuốc. Trong khi đó nhiều lúc do thiếu xăng hàng chục chiếc xe phải nằm không, việc vận chuyển hàng bị ứ đọng, thế là ý tưởng những chiếc xe chạy bằng than củi ra đời. Rừng thỉ không thiếu củi, những chiếc xe lại lên đường với những phụ tùng chắp vá và hư hỏng, những chiếc xe cứ lăn bánh, rồi không bao lâu lại quay lại chạm sửa chữa, lại được mổ xẻ và thay thế bằng vài bộ phận tự chế, cứ như vậy chúng hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến.

Dù có khó khăn, vất vả thiếu thốn nhưng không có gì có thể ngăn nổi đoàn xe tiến về phía trước.

"Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim"./.

Cre: QĐND; Nguồn: H.H-ĐSNG

 Năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về Nguyễn Thị Định: “Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.



Đây dường như là một lời tiên tri, khi đến năm 1974, chị Ba Định chính thức được phong quân hàm Thiếu tướng. Và đến mùa xuân 1975, trong 5 cánh quân rầm rập tiến về giải phóng Sài Gòn, có nữ tướng Nguyễn Thị Định trong vai trò Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng.

Vai trò lịch sử đặc biệt của Nguyễn Thị Định một lần nữa được Giáo sư sử học Christine Whate (trường đại học Tổng hợp Hawaii, Mỹ) nhấn mạnh trong bức thư gửi vị nữ tướng Việt Nam.

Trong thư có đoạn viết: “Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi viết thư này gửi thăm bà - một người phụ nữ nổi tiếng và có một vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới, một tấm gương của người phụ nữ chân chính. Tôi rất sung sướng khi sử dụng cuốn hồi ký của bà để dạy cho sinh viên nước mình về truyền thống cách mạng Việt Nam”.

Fanpage: Quả Đấm Thép Miền Đông Nam Bộ

 

Lợi dụng sự kiện kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03/3/1959 – 03/3/2023) và 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân (03/3/1989 – 03/3/2023), các thế lực thù địch, phản động, bất mãn gia tăng các hoạt động chống phá, tăng tần suất đăng bài trên các trang mạng xã hội, trong đó bài viết “Bộ đội biên phòng” của Kim Văn Chính đăng trên Bureau CTM Media – Âu Châu là một ví dụ. Y cho rằng: “Biên giới là lãnh địa tiền” mà Biên phòng lợi dụng chống buôn lậu để “chia phần”, và rằng đa số tội phạm đã được “bắt tay, thương thảo”… (!)

Đây là những luận điệu phản động, phiến diện, thiếu khách quan, mục đích hướng dư luận có cách nhìn sai lệch về việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng biên phòng, phủ nhận vai trò của Bộ đội Biên phòng trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xa hơn là nhằm bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, suy giảm sức chiến đấu của Quân đội.

Cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, dưới sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự cám dỗ của đồng tiền một số ít cán bộ biên phòng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm kỷ luật, pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, quân đội. Những vụ việc vi phạm trên đều đã được xử lý theo quy định của pháp luật.

Thực tế, trong 3 năm phòng chống dịch Covid-19 (2019-2021), lực lượng Bộ đội Biên phòng đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và đấu tranh phòng, chống tội phạm; vừa là lực lượng chủ công ngăn chặn dịch Covid-19 xâm nhập qua biên giới.

Báo cáo của Bộ đội Biên phòng, trong những năm qua, toàn lực lượng đã xác lập hơn 1.600 chuyên án, xây dựng trên 7.000 kế hoạch nghiệp vụ, bắt giữ và xử lý hơn 107.000 vụ với trên 167.000 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, mua bán người, tiền giả và các loại tội phạm khác, riêng đấu tranh với tội phạm về ma túy, Bộ đội Biên phòng đã bắt giữ trên 120.000 vụ với trên 200.000 đối tượng, thu hàng chục tấn heroin, cần sa, ma túy dạng đá, hàng trăm triệu viên ma túy tổng hợp, cùng nhiều vũ khí quân dụng, vật liệu nổ.

Riêng công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã đấu tranh thành công nhiều chuyên án lớn. Ví dụ như trong dịp tết Nguyên đán năm 2023, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã tích cực, chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, đối tượng, chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ 58 vụ/203 đối tượng có các hành vi vi phạm pháp luật; thu giữ tang vật gồm: 18,3 kg ma túy các loại, 254 kg pháo, 1.300 bao thuốc lá, 1,5 tấn đường, 46.050 USD… và các loại hàng hóa khác với tổng trị giá ước tính khoảng 1,1 tỷ đồng; Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An phối hợp Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, tổ chức đấu tranh thành công 4 chuyên án, bắt giữ 5 đối tượng, thu giữ 2.617kg pháo nổ và 16.440 bao thuốc lá ngoại…

Cũng phải nói thêm rằng, hoạt động của các loại tội phạm hiện nay vô cùng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm, manh động, chúng sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị vây bắt…. trong điều kiện thời bình nhưng máu của cán bộ, chiến sĩ biên phòng vẫn đổ để giữ gìn sự yên bình, hạnh phúc cho nhân dân.

Chính những hy sinh, cống hiến của cán bộ, chiến sĩ biên phòng trên mọi miền biên cương, trong mọi nhiệm vụ đã nói lên ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc; đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù, bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Cho nên, những rêu rao cho rằng, “biên phòng lợi dụng chống buôn lậu để “chia phần”, “bắt tay, thương thảo” với tội phạm là những luận điệu hồ đồ, đánh đồng hiện tượng với bản chất, không phản ánh đúng sự thật cần phải lên án mạnh mẽ, đấu tranh, bác bỏ./.

Nhân văn Việt

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.