Vụ án xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội diễn ra bắt nguồn từ tranh chấp đất đai vốn quy hoạch làm sân bay Miếu Môn, phục vụ mục đích quốc phòng. Mặc dù biết rõ đất đồng Sênh ở xã Đồng Tâm là đất quốc phòng nhưng từ năm 2013, các đối tượng xấu đã thành lập “Tổ Đồng thuận” với mục đích chiếm dụng đất công trở thành tài sản riêng của cá nhân.

TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) vào ngày 8/3. Tuy nhiên, trước khi diễn ra phiên tòa, một số đài báo nước ngoài, những kẻ giả danh dân chủ đã hô hào, kích động dư luận với âm mưu lợi dụng vấn đề này để làm suy giảm niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp; xuyên tạc bản chất vụ án hòng thay trắng đổi đen, quy kết, đổ lỗi cho chính quyền, tìm cách bảo vệ, bao che cho những kẻ phạm tội.

Vụ án xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội diễn ra bắt nguồn từ tranh chấp đất đai vốn quy hoạch làm sân bay Miếu Môn, phục vụ mục đích quốc phòng. Mặc dù biết rõ đất đồng Sênh ở xã Đồng Tâm là đất quốc phòng nhưng từ năm 2013, các đối tượng xấu đã thành lập “Tổ Đồng thuận” với mục đích chiếm dụng đất công trở thành tài sản riêng của cá nhân.

Từ năm 2017 đến đầu năm 2020, “Tổ Đồng thuận” kích động, lôi kéo một số người dân gây mâu thuẫn, chống đối, bắt giữ người trái pháp luật. Để thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng ở Đồng Tâm đã nhiều lần tổ chức họp, quay video kêu gọi chống đối, tuyên bố nếu Công an về Đồng Tâm sẽ giết 300 - 500 người; bàn nhau mua lựu đạn và xăng, làm 85 chai bom xăng, chế ra nhiều ống sắt và chuẩn bị gạch, đá để chống đối lực lượng thực thi pháp luật.

Ngày 9/1/2020, Công an triển khai lực lượng đến gần thôn Hoành nhằm bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch đảm bảo ANTT trên địa bàn. Tuy nhiên, các đối tượng chống đối đã đánh kẻng, bắn pháo sáng để báo động; dùng gạch, đá, bom xăng ném về phía lực lượng Công an. Công an nhiều lần phát loa kêu gọi các đối tượng dừng hành vi chống đối nhưng các đối tượng vẫn ngoan cố, tiếp tục chống trả lực lượng Công an. Hậu quả khiến 3 cán bộ, chiến sĩ Công an thiệt mạng do rơi xuống hố kỹ thuật và bị đối tượng Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh phóng hỏa đốt.

Sau khi các đối tượng bị bắt giữ, sau nhiều ngày tiến hành xét xử, đến ngày 14/9/2020, TAND Hà Nội tuyên án đối với các bị cáo. Trong đó, tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức về tội "Giết người" sau khi xác định rõ vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ giết người, chống người thi hành công vụ.

Khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, dư luận xã hội đều đồng tình, ủng hộ bản án nghiêm khắc dành cho những kẻ coi thường kỷ cương, phép nước, giết người, chống người thi hành công vụ. Nhưng vẫn còn một số đối tượng đã lợi dụng vụ việc này để tuyên truyền xuyên tạc sự thật hòng lật lại bản án, bênh vực cho những kẻ vi phạm pháp luật tại Đồng Tâm. Trước khi diễn ra phiên xét xử phúc thẩm ngày 8/3, một số cá nhân, tổ chức bên ngoài đã lợi dụng sự kiện này để thực hiện mục đích chống phá. 

Cụ thể: Ở bên ngoài, một số cá nhân, tổ chức phản động lưu vong đã lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc bản chất vụ việc, quy chụp theo hướng “Công an, chính quyền đàn áp người dân Đồng Tâm”, từ đó chúng ra sức bảo vệ cho những đối tượng chống đối, coi đó là những “người hùng” dám đứng lên đấu tranh cho bất công trong xã hội. Liên tiếp trong thời gian sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc đến khi có quyết định mở phiên tòa phúc thẩm, các đài báo như RFA Việt ngữ, BBC tiếng Việt, RFI, VOA tiếng Việt… thường xuyên đăng tải các bài viết sai sự thật ở Đồng Tâm, sử dụng tiếng nói của những kẻ chống đối ở trong nước để cổ súy, ủng hộ các bị cáo.

Mặt khác, những cá nhân, tổ chức phản động lưu vong như tổ chức khủng bố "Việt Tân", "Triều Đại Việt", "Chính phủ Việt Nam lâm thời" đã tiến hành các buổi hội thảo trực tuyến với các cá nhân, hội nhóm xã hội dân sự ở trong nước nhằm thành lập “liên minh” cùng viết “kiến nghị”, “thỉnh nguyện thư” tập hợp các chữ ký của người dân nhằm phản đối bản án sơ thẩm; gửi các kiến nghị lên cơ quan chức năng của chính quyền để đánh bóng tên tuổi, gây "tiếng vang" trong dư luận.

Nguy hiểm hơn, các cá nhân, tổ chức bên ngoài còn tổ chức vận động hành lang các quan chức, chính khách các nước như Mỹ, Úc, Pháp, Anh… ủng hộ, lên tiếng bênh vực cho kẻ vi phạm pháp luật ở Đồng Tâm, trao “tâm thư”, “kiến nghị” và những hình ảnh phản đối bản án sơ thẩm của những kẻ chống đối trong nước. Âm mưu của chúng nhằm hạ uy tín chính trị Việt Nam trên trường quốc tế, gây trở ngại cho Việt Nam trong ký kết các hiệp định tự do thương mại, đánh thuế cao các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, cản trở Việt Nam trở thành ứng viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc năm 2023 - 2025 trong thời gian tới.

Ở trong nước, sau bản án sơ thẩm, những kẻ vi phạm pháp luật tại Đồng Tâm, một số người giả danh dân chủ Việt đã sử dụng mạng xã hội facebook, blog cá nhân như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Đình Cống… ra sức tuyên truyền xuyên tạc bản án sơ thẩm nhằm bảo vệ những kẻ phạm tội, tẩy chay xét xử phúc thẩm vào ngày 8/3. Âm mưu của chúng là làm giảm niềm tin của người dân vào hệ thống tòa án Việt Nam, tạo sự nghi ngờ vào tính nghiêm minh của pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Đặc biệt, một số cá nhân chống đối đang tích cực liên hệ, tìm cách cổ súy, kích động những cá nhân chống phá khác, liên hệ với một số nhóm người nhằm kéo đến phiên tòa xét xử phúc thẩm để gây rối trật tự công cộng. Âm mưu của những kẻ này là sẽ lợi dụng phiên tòa phúc thẩm để gây sức ép, biểu dương lực lượng “đấu tranh cho tự do, công bằng, dân chủ”. Những kẻ này sẽ hưởng ứng bằng việc chụp ảnh, ghi hình tung lên mạng xã hội cá nhân, chia sẻ với đài, báo hải ngoại để xuyên tạc.

Không chỉ những kẻ lợi dụng dân chủ để chống phá, trong vụ việc ở Đồng Tâm, một số chức sắc trong Công giáo còn bày tỏ quan điểm không đồng tình với bản án sơ thẩm, ủng hộ đấu tranh đòi “Công lý và hòa bình” cho những kẻ vi phạm pháp luật ở Đồng Tâm. Một số linh mục cực đoan tại giáo phận Vinh, giáo phận Hà Tĩnh thông qua lễ chúa nhật rao giảng, sử dụng mạng xã hội bày tỏ quan điểm trái chiều nhằm kêu gọi ủng hộ, đòi hủy kết quả bản án sơ thẩm, đòi xét xử phúc thẩm phải “thả tự do” cho các bị cáo.

Nhìn nhận hoạt động chống phá, lợi dụng phiên tòa phúc thẩm ngày 8/3 tại Đồng Tâm, có thể khẳng định bản chất của những kẻ giả danh dân chủ là triệt để lợi dụng các vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội (vụ việc ở Đồng Tâm là điển hình) để xuyên tạc, làm giảm niềm tin của người dân vào hệ thống thực thi pháp luật, từ đó kích động chống phá Đảng, Nhà nước.

Chính vì vậy, cần nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn xấu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lợi dụng vụ việc tại Đồng Tâm, đặc biệt là phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 8/3 để nâng cao cảnh giác, không tin, nghe theo những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng.

Nguyễn Thịnh (Học viện ANND) - Nguồn: CAND

 Cảnh giác âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vụ việc Đồng Tâm để kích động, chống phá

Vụ việc khiếu kiện đất đai tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) diễn ra trong nhiều năm qua, đã được các cơ quan chức năng tích cực đối thoại, giải quyết. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đã xuyên tạc, kích động người dân chống đối, là một trong những nguyên nhân khiến vụ việc diễn biến ngày càng phức tạp, các đối tượng được thể cố tình chống phá, gây rối trật tự công cộng, sử dụng vũ khí, chống người thi hành công vụ và giết người.



Trong quá trình giải quyết, ổn định trật tự, 3 chiến sĩ CAND đã hy sinh, để lại niềm thương xót, cảm phục trong lòng nhân dân; đồng thời dư luận lên án, đề nghị làm rõ, xử lý nghiêm minh những kẻ phạm pháp, gây tội ác.

Việc tranh chấp, khiếu kiện đất đai tại xã Đồng Tâm theo hồ sơ được thông tin: Năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (Chương Mỹ) và Đồng Tâm (Mỹ Đức).

Tháng 10-2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân cho Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng) với các mốc giới không thay đổi. Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 ha đất do Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý giao cho Viettel tiếp nhận quản lý, sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (trong đó gồm 46 ha đất thuộc xã Đồng Tâm). Trên một phần diện tích đất này, do có sự buông lỏng của chính quyền địa phương nên đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng trên đất quốc phòng.

Từ tháng 2-2017, khi Viettel tổ chức triển khai thi công dự án, một số công dân khiếu kiện và gây mất trật tự. Cuối tháng 2-2017, công dân khiếu kiện đã vận động người dân trên địa bàn tổ chức ngăn cản, nhổ biển báo “khu vực quân sự”, đưa máy móc nông nghiệp vào cày bừa, canh tác tại khu vực Đồng Sênh...

Nhiều hoạt động vi phạm cũng được thực hiện, như: dựng trái phép một túp lều, đổ đá mạt làm đường, cắm cờ dọc đường, căng băng rôn với nội dung “đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp xã Đồng Tâm”; sử dụng loa phóng thanh tuyên truyền nhiều nội dung trái phép, kích động, tụ tập đông người, kéo lên trụ sở UBND xã, huyện để phản ứng; cắt loa phóng thanh xã; buộc con em nghỉ học...

Ngày 15-4-2017, Công an TP Hà Nội đã bắt 4 người gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm nhưng ngay sau đó, một số người tại đây đã bao vây, không cho xe của các lực lượng ra khỏi xã Đồng Tâm; đồng thời đập phá 9 phương tiện và bắt giữ trái phép 38 cán bộ thuộc huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội. Sau khi đối thoại, những người bị bắt giữ trái phép mới được thả.

Từ đó đến nay, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội và các bộ ngành Trung ương đã nỗ lực để thanh tra, giải quyết các khiếu kiện cũng như thuyết phục vận động người dân chấp hành chủ trương, quy định pháp luật. Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhân dân, nhiều hộ gia đình tạo điều kiện tốt cho bộ đội hoàn thành công việc.

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, sự việc Đồng Tâm như “mảnh đất màu mỡ” được các phần tử cơ hội, chống đối, các tổ chức chống phá đội lốt “xã hội dân sự” triệt để lợi dụng, khai thác, bịa đặt, tung tin giả mạo, thất thiệt, xuyên tạc chủ trương, chính sánh của Nhà nước, kích động người dân chống đối, lôi kéo, bơm tiềm dưới danh nghĩa “ủng hộ quỹ Đồng Thuận”.

Chúng hứa hẹn với các đối tượng chống đối sẽ được tổ chức quốc tế bảo lãnh, tài trợ. Sư åcan thiệp này khiến một số đối tượng, hám lợi, chống phá chính quyền với tính chất ngày càng côn đồ, manh động. Đỉnh điểm là việc các đối tượng dưới sự chủ mưu của ông Lê Đình Kình đã hành động tàn nhẫn, dùng vũ khí, bom xăng, khiến 3 chiến sĩ Công an hy sinh.

Sau vụ việc này, những thông tin nhiễu loạn, thất thiệt, giả mạo tràn ngập trên nhiều phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Nhiều người lấy cớ vu cáo Nhà nước, chính quyền “cướp” đất của dân, Công an “đàn áp” người dân Đồng Tâm; kích động “phải giữ đất dù phải hy sinh”, hô hào người dân trong nước, nước ngoài đồng hành cùng “dân oan Đồng Tâm mất đất”… Thủ đoạn của các đối tượng tập trung vào những vấn đề sau đây:

Một là, tung tin, vu cáo Nhà nước “cướp” đất của nhân dân.

Chúng ta đều biết, đất đai là tài nguyên quốc gia, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, giao quyền sử dụng cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Đất đai được Nhà nước giao cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng là một trong những hướng ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên này.

Diện tích đất sân bay Miếu Môn đã được Nhà nước giao cho quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng là hoàn toàn cụ thể, rõ ràng, nhất quán, được thực hiện từ lâu. Cùng với thời gian đã dài và một số yếu kém, buông lỏng trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, cán bộ liên quan, một số cá nhân, hộ gia đình đã tự ý lấn chiếm, sử dụng.

Khi thực hiện chủ trương thu hồi, chúng cố tình xuyên tạc để nhiều người hiểu sai, thậm chí cố tình “lập lờ đánh lận con đen” cho rằng diện tích đó thuộc quyền sử dụng của mình và từ đó có nhiều hành vi sai trái, gây rối, chống đối kéo dài. Mục đích của chúng là vu cáo Nhà nước, chính quyền, tạo ra nhận thức sai lệch, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào nhà nước, chính quyền nhân dân, kích động tâm lý ức chế, xung đột, chống đối trong một số đối tượng này.

Hai là, kích động phần tử chống đối với chính quyền, cơ quan chức năng nhà nước.

Lợi dụng sự việc này, chúng xuyên tạc, kích động những đối tượng chống đối với luận điệu như: phải “đấu tranh đến cùng”, “thà hy sinh cũng phải chống lại quân cướp đất”, “chống lại lợi ích nhóm, tham nhũng”… Mục đích của chúng là đẩy người dân đối đầu với chính quyền, xóa nhòa bản chất Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, phá hoại mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, hòng tạo ra nhận thức, chia rẽ, kích động tư tưởng đối đầu.

Ba là, xuyên tạc, vu khống hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an, vu cáo, bịa đặt Công an “đàn áp”, “tấn công” nhân dân.

Thủ đoạn của chúng là lập lờ, đánh đồng khái niệm giữa nhân dân với đối tượng chống đối, giết người, gây rối an ninh, trật tự, vu khống Công an, lực lượng chức năng “đàn áp”, “khủng bố”, sử dụng vũ khí để “tấn công nhân dân”. Thực tế, trong sự việc vừa qua, các đối tượng đã rất mưu mô, thâm độc, chuẩn bị kỹ lưỡng vũ khí, phương tiện nhằm giết người thi hành công vụ với tính chất hết sức tàn độc, man rợ (những vũ khí cực kỳ nguy hiểm như bom xăng, lựu đạn, dao phóng, xây hầm chông…).

Công an từ nhân dân mà ra, dựa vào nhân dân để công tác, chiến đấu, vì nhân dân mà phục vụ. Tư tưởng, bản chất, mục đích, phương châm hành động ấy luôn luôn được khắc cốt, ghi tâm trong từng cán bộ, chiến sỹ. Làm sao có thể đánh lận giữa những kẻ gây tội ác, giết hại Công an với khái niệm nhân dân Đồng Tâm?

Bốn là, quốc tế hóa thông tin sự việc Đồng Tâm, cố tình tạo ra nhận thức sai trái về sự việc Đồng Tâm, từ đó kêu gọi các tổ chức, cá nhân lên tiếng, can thiệp.

Để kích động cho số đối tượng quyết liệt chống đối nêu trên, các phần tử xấu đã hậu thuẫn, hứa hẹn sẽ được quốc tế bảo trợ, bảo lãnh, hỗ trợ tài chính từ bên ngoài để tổ chức, hoạt động. Nhiều đối tượng lợi dụng trực tiếp livetream, cắt, ghép, đưa những hình ảnh sai sự thật để gây hiểu nhầm, từ đó kêu gọi, kiến nghị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, can thiệp.

Năm là, xuyên tạc, làm phức tạp thêm tình hình, làm giảm hình ảnh, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Lợi dụng sự việc Đồng Tâm để gây hoang mang tâm lý, bất ổn xã hội, lựa vào thời điểm Việt Nam bước vào năm 2020 đảm nhận luân phiên Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Chủ tịch AIPA 41, trước thềm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng… Chúng triệt để lợi dụng, khai thác những vấn đề như Đồng Tâm, khai thác, xuyên tạc những tồn tại, bất cập trong đời sống xã hội để kích động người dân chống đối, lấy đó làm ngòi nổ, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Mục đích cuối cùng là làm suy giảm niềm tin trong nhân dân, gây bất ổn, tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, thể chế chính trị Việt Nam. Âm mưu, thủ đoạn này người dân cần nhận diện, đấu tranh, cũng như góp phần để hiểu đúng vấn đề, bản chất sự việc.

 

Lê Thế Cương

 Vụ án Đồng Tâm có thể coi như đã khép lại cơ hội để các thế thực phản động, số cơ hội chính trị có thể lợi dụng để tuyên truyền chống Nhà nước, lôi kéo kích động gây rối ANTT. Bởi lẽ, sự thật quá rõ ràng, những kẻ giết người đã nhận tội, đời sống của nhân dân đã quay lại quỹ đạo bình thường, do đó, đám kền kền “nhặt xác thối” chẳng còn bám víu vào đâu để chống phá. Ngay cả bà Dư Thị Thành (vợ ông Kình) sau nhiều đêm mất ngủ cũng đã tỉnh ngộ, con cháu ông Kình cũng vì thế mà biết sống tốt hơn để cố chuộc lại lỗi lầm mà ông, cha, anh chị em trong gia đình đã gây ra, nhất là hành động độc ác khi thiêu chết 3 cán bộ, chiến sĩ công an khi làm nhiệm vụ.

Về lý là như vậy, nhưng đương nhiên, một vụ án được dư luận quan tâm lớn trong năm 2019 sẽ không thể bỏ ngỏ dễ dàng như vậy. Còn nước, còn tát, còn cơ hội là các đối tượng sẽ tiếp tục lợi dụng để gây rối. Và trong bối cảnh hiện tại, điều duy nhất mà họ có thể bám víu được chính là các phiên tòa xét xử các đối tượng chính trong vụ án Đồng Tâm.



Đám rận chủ vẫn cố đấm ăn xôi vụ án Đồng Tâm

Do đó, mới đây sau phiên tòa sơ thẩm, 6 bị cáo đã có đơn kháng cáo. Theo kế hoạch, phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra trong 3 ngày và bắt đầu từ ngày 08/3. Đây cũng chính là thời điểm vàng để những con kền kền sâu xé sự việc để diễn trò. Theo đó, những con rối chính tham gia trò hề lần này chính là đám luật sư “rởm” đeo bám vụ việc từ ban đầu như Phạm Lệ Quyên, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Quốc Tiến, Ngô Ngọc Trai, Lê Văn Hòa…

Nhờ có chút am hiểu về pháp luật khi được đào tạo bài bản, nhưng khi học trên ghế nhà trường, những vị luật sư này quên học một thứ đó là “đạo đức nghề nghiệp”. Do đó, những vị luật sư nêu trên chủ yếu tham gia bào chữa cho các bị can phạm các tội liên quan đến an ninh quốc gia hoặc những loại tội phạm như vụ Đồng Tâm.

Vì sao vậy ? Đơn giản là họ bất tài vô dụng, không có uy tín nên chỉ biết theo đuổi những vụ án như trên, chấp nhận làm con rối để có tiền tiêu xài. Do vậy, chẳng có gì làm lạ sau khi họ lên tiếng về các phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm,  liên tục trên mạng xã hội của Việt Tân, đám lều báo như BBC, RFA, RFI… tràn ngập những nội dung thiếu khách quan, phiến diện, sai sự thật về vụ án tại Đồng Tâm nhằm công kích chính quyền.

Điển hình như trường hợp của Lê Văn Hòa – một luật sự trong vụ án – vẫn tiếp tục tung ra những luận điệu không có tình người khi xuyên tạc sự hy sinh của 3 chiến sĩ Cảnh sát bằng luận điệu: “Để làm rõ vụ án này trong đó các bị cáo có phạm tội giết người hay không thì cũng phải làm rõ ràng là việc 3 các chiến sĩ Công an mà chết đấy, có đúng là người ta chết ở dưới cái hố mà giáp ranh giữa cái nhà bị cáo Lê Đình Chức với nhà ông Lê Đình Hợi người hàng xóm hay không… Chúng tôi cũng đề nghị là các cơ quan chức năng phải tổ chức thực nghiệm điều tra lại cái hiện trường để làm rõ việc kết tội người ta có đúng là giết ba chiến sĩ công an đó hay không”.

Hay như Đặng Đình Mạnh, dù là luật sự nhưng không đưa ra lập luận dựa trên chứng cứ, tài liệu thu thập được và các quy định của pháp luật mà tiếp tục rêu rao các thông tin sai trái, mang tính nhận định hết sức phiến diện, chủ quan khi cung cấp thông tin cho VOA Tiếng Việt: “Có thể trong thâm tâm, nhóm được chuyển tội danh đó cho rằng họ bị oan, nhưng với việc bị ‘cọ xát’ trong trong quá trình điều tra vụ án, chúng tôi nghĩ rằng họ đã quá hoảng sợ, và họ e sợ với những việc có thể gặp phải nếu tiếp tục theo đuổi quá trình tố tụng và kêu oan”.

Bằng những lập luận được đưa ra, nhóm “Hợp tác xã luật sư kịch khung” đang cố tình xuyên tạc vụ án tại Đồng Tâm, xuyên tạc tính khách quan của hệ thống tư pháp, vu khống chính quyền.

Đây đúng là sự bạc nhược của những kẻ học hành không đến nơi đến chốn. Vì ai cũng biết rằng luật sư  là những người am hiểu quy định của pháp luật, tham gia bảo vệ thân chủ của mình bằng cách những lập luận, chứng cứ có lý, có tình trên cơ sở viện dẫn đầy đủ, chính xác những quy định của pháp luật hiện hành để thuyết phục Hội đồng xét xử đi theo hướng có lợi nhất cho thân chủ.

Thế nhưng, những vị luật sư trên lại luôn làm trái ngược với những mong muốn tốt đẹp của xã hội. Họ nhận bào chữa cho các bị can không phải xuất phát từ cái tâm từ nghề luật sư chân chính vì bàn tay họ đã nhúng bùn khi móc nối, quan hệ chặt chẽ với nhiều cá nhân, tổ chức chống phá, cơ hội chính trị trong và ngoài nước, thường xuyên lợi dụng việc bào chữa các vụ án hình sự để xuyên tạc, hướng lái thông tin, gây bất lợi đối với chính quyền. Do đó, những tuyên bố của những vị “luật sư” rởm này hoàn toàn không có giá trị và chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ những kẻ đạo đức giả như trên.

Mã Phi Long

 Vậy là tròn một giỗ với 3 đồng chí công an đã hy sinh trong vụ án Đông Tâm, và cũng tròn 1 năm những giọt nước mắt của người thân, đồng chí, đồng đội được giấu kín vào trong để các anh yên nghỉ. Nhưng nhìn những hình ảnh đẹp mà đồng chí, đồng đội đến viếng thăm các chiến sỹ khiến cho chúng ta khó giấu nổi sự xúc động.

Những kẻ cố tình xuyên tạc vụ Đông Tâm có dám nhìn vào những hình ảnh này ?

Đoàn thanh niên CATP đến thắp hương cho liệt sỹ Phạm Công Huy

Nhưng có lẽ, những hình ảnh thuộc về gia đình liệt sĩ Phạm Công Huy có lẽ khiến cho chúng ta đồng cảm nhiều hơn nữa với hoàn cảnh của liệt sĩ với sự xuất hiện của đứa con gái bé bỏng của anh.

Còn nhớ cách đây tròn một năm, dù là người có tinh thần thép như những người tướng lĩnh dạn dầy sương khói cũng không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh cháu bé (con gái liệt sỹ Huy) chịu tang bố với chiếc khăn tang dài trên trán. Thương cho cháu bé còn quá nhỏ để thấu hiểu sự mất mát ton lớn mà chỉ sau này khi lớn lên, cháu mới cảm nhận hết sự thiếu thốn to lớn này.

Những kẻ cố tình xuyên tạc vụ Đông Tâm có dám nhìn vào những hình ảnh này ?

Những kẻ cố tình xuyên tạc vụ Đông Tâm có dám nhìn vào những hình ảnh này ?

Những hình ảnh đầy xúc động

Sự thiệt thòi đến từ tất cả, cháu bé khi đó còn chưa nhận thức được điều kinh hoàng gì đã xảy đến bên cuộc đời mình. Và giờ đây, khi cháu đã chập chững bước đi, cháu đã thấy được những gì xung quanh, được dạy để học cách yêu thương nhưng sẽ còn dài để cháu cảm thấy điều mất mát đó không chỉ là nỗi đau, nó còn đi cùng với sự nhớ thương khôn xiết, là niềm tự hào trên hành trình sắp tới mà cháu sẽ đi và trưởng thành dưới bóng dáng người cha đi mãi không về.

Những kẻ cố tình xuyên tạc vụ Đông Tâm có dám nhìn vào những hình ảnh này ?

Con gái Liệt sĩ Huy đã cảm nhận phần nào sự thiếu vắng hơi ấm của người bố

Nhưng nhìn hình ảnh cháu thơm lên ngội mộ của liệt sỹ Phạm Công Huy lại khiến cho chúng ta rơi lệ thêm lần nữa. Đó là sự thiêng liêng tình “phụ – tử” mà không một lời văn nào có thể diễn tả được điều đó.

Cắc chắn, khi lớn lên, với những sự yêu thương của gia đình, từ người mẹ đã khóc từng đêm vì nhớ chồng, từ sự đau đớn như đứt từng khúc ruột của ông bà, cháu sẽ biết mình cần phải làm gì, làm như thế nào để viết nốt những điều mà người cha của mình đã viết. Khi đó, cháu sẽ hiểu, để cho cuộc sống hôm nay có được sự bình yên, êm đềm như những con sông nước lặng mùa thu là bao sự hi sinh từ thầm lặng đến anh dũng.

Những sự sinh đó đến từ những việc làm nhỏ nhất đến lớn nhất. Không ai sống mãi trong hoài niệm và ký ước, bởi tất cả sẽ phải bước tiếp bằng đôi chân của chính mình. Chính vì vậy, hi vọng rằng, mai sau cháu sẽ cảm nhận thấy những nhắn gửi đầy kiêu hãnh, tự hào, dấn thân trong sự nghiệp của ba bằng những trang sử vẻ vang, những đồng đội và nghề nghiệp của người cha đã từng gắn bó.

Và cũng qua đây, xin gửi thông điệp đến những kẻ “ác nhân” với miệng lưỡi diều hâu khi cố tình xuyên tạc, bẻ lái vụ Đồng Tâm, hay sáng mắt coi lại những gì mình đã làm. Và những kẻ xuyên tạc kia có dám nhìn thẳng vào những hình ảnh như trên và tự soi lại lương tâm mình có xứng đám làm người khi bênh vực cho những kẻ giết người man rợ hay không ?

Đừng vì mấy đồng tiền nhơ bẩn của các thế lực phản động mà bán rẻ lương tâm, đạo đức con người. Tiền nhiều sẽ để làm gì khi những kẻ chuyên hành nghề “khóc thê”, ký sinh trên nỗi đau của người khác bị cả xã hội lên án, xa lánh và nguồn rủa.

Mã Phi Long

 Lợi dụng sự kiện dự kiến ngày 7 tháng 9 năm 2020, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 29 bị cáo trong vụ đổ xăng làm 3 chiến sĩ công an hi sinh xẩy ra tại xã Đồng Tâm, các thế lực thù địch lại dùng nhiều chiêu trò sử dụng mạng xã hội để đăng nhiều bài viết, video, clip bóp méo sự thật nhằm chống phá cách mạng.


Ngày 29 tháng 9 năm 2020, trên trang Facebook của mình, Phạm Minh Vũ đăng bài viết “Họ bị tội chi?” và cho rằng sự việc xẩy ra tại xã Đồng Tâm hôm 09 tháng 01 năm 2020, cơ quan thực thi pháp luật đã “sát hại cụ Kình và bắt giữ con cháu cũng như dân làng ở đây”, và chính quyền đã “thủ tiêu 3 đồng chí của mình để dư luận trông có vẻ hợp lý vụ tấn công vào Đồng Tâm là chính đáng”. Đây là luận điệu đốn mạt nhằm tuyên truyền sai sự thật, làm mất lòng tin của nhân dân với Đảng, cổ súy cho hành vi coi thường pháp luật, gây mất an ninh chính trị, đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Đừng làm trò để biện hộ cho những tên sát nhân trong vụ án Đồng Tâm

Luận điệu “sát hại cụ Kình và bắt giữ con cháu cũng như dân làng ở đây” đã chứng tỏ Phạm Minh Vũ quá đốn mạt, vô công rồi nghề,bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen chuyên khóc thuê cho các thế lực thù địch. Theo Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 của viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội , mặc dù “...biết rõ đất cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là đất Quốc phòng đã được Thanh tra TP. Hà Nội và Thanh tra Chính phủ kết luận”. Tuy nhiên, “...đối tượng Lê Đình Kình đã cùng Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiều, Nguyễn Văn Tuyển và một số đối tượng tại địa bàn xã Đồng Tâm thành lập “Tổ Đồng Thuận”, mục đích chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau...Kể từ năm 2017 đến đầu năm 2020, đối tượng Lê Đình Kình đã chỉ đạo “Tổ Đồng thuận” và nhiều đối tượng khác gây ra hàng loạt vụ gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý làm hư hỏng tài sản… đối tượng Lê Đình Kình cùng đồng phạm đã góp tiền mua 10 quả lựu đạn, mua xăng làm 85 chai bom xăng, mua khoảng 10 tuýp sắt có gắn dao bầu và liềm, nhặt gạch đá, làm bùi nhùi, mua pháo… nhằm tấn công lực lượng chức năng...tuyên bố nếu lực lượng công an đưa quân về đồng tâm sẽ tiêu diệt từ 300 đến 500 người...Rạng sáng ngày 09/1/2020, lực lượng công an đến chốt cổng làng thôn Hoành (cách nhà đối tượng Kình khoảng 50m) để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch đề ra thì Bùi Văn Niên và Lê Đình Quân đánh kẻng báo động; nhanh chóng, một số đối tượng khác bắn pháo về phía lực lượng chức năng. Những tên khác trèo lên mái nhà đối tượng Kình, mái nhà Chức dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công lực lượng công an. Tổ công tác đã nhiều lần dùng loa kêu gọi nhưng các đối tượng không dừng lại mà càng chống đối quyết liệt. Chức và Công ném lựu đạn về phía Tổ công tác nhưng không nổ. Theo sự phân công, lực lượng công an gồm các anh Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy, Dương Đức Hoàng Quân và nhiều người khác triển khai kế hoạch đột nhập, bắt giữ các đối tượng về hành vi phạm tội quả tang...Chức dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc từ trên xuống, các đối tượng khác ném bom xăng, gạch đá khiến 3 chiến sĩ công an rơi xuống hố ở khoảng giữa nhà đối tượng Hợi và Kình. Nhóm tội phạm ở trên đã đổ xăng xuống hố các chiến sĩ công an rơi xuống và châm lửa đốt, hậu quả làm 3 chiến sĩ tử vong. Kết quả điều tra xác định, Lê Đình Kình cùng với Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và Nguyễn Quốc Tiến giữ vai trò chủ mưu cầm đầu, vừa chỉ đạo các bị can khác, vừa trực tiếp thực hiện hành vi tội phạm giết người”. Vì vậy cơ quan chức năng bắt giữ Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trình Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung bị truy tố về tội Giết người theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o – BLHS năm 2015. Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng bị VKS truy tố về tội Chống người thi hành công vụ, theo quy định tại Điều 330, khoản 2, điểm a – BLHS năm 2015. Việc bắt giữ các đối tượng trên là hoàn toàn đúng pháp luật, trả lại cuộc sống yên bình cho người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Luận điệu “sát hại cụ Kình và bắt giữ con cháu cũng như dân làng ở đây” là hoàn toàn bịa đặt của Phạm Minh Vũ nhằm mục đích vu cáo chính quyền, gây hiểu lầm trong nhân dân, làm nóng tình hình, gây mất an ninh chính trị. Bởi vì, không ai “sát hại cụ Kình” cả mà nói đúng là tên Kình đã bị tiêu diệt thì mới đúng bản chất sự việc . Bởi Lê Đình Kình có vai trò chủ mưu trong vụ án “Giết người” và  “tội Chống người thi hành công vụ”. Hành vi của Kình là rất manh động, mặc dù đã được tuyên truyền, khuyên giải nhưng bất chấp tất cả thực hiện hành vi giết người đến cùng. Chính vì vậy, không tiêu diệt được Kình thì hậu quả lớn hơn nữa, để bảo đảm tính mạng người dân và những người thực thi pháp luật, tiêu diệt Kình là đúng pháp luật, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Cơ quan thực thi pháp luật cũng  không “bắt giữ con cháu cũng như dân làng ở đây” mà chỉ bắt giữ 29 tên về tội “giết người”, “chống người thi hành công vụ”. Đây là những kẻ phạm tội, coi thường pháp luật, coi mạng người như cỏ rác, còn con cháu của Kình và những người dân ở đây không phạm tội vẫn làm ăn bình thường tại địa phương đó là thực tế không thể phủ nhận.

Luận điệu cho rằng chính quyền đã “thủ tiêu 3 đồng chí của mình để dư luận trông có vẻ hợp lý vụ tấn công vào Đồng Tâm là chính đáng” mà Phạm Minh Vũ đã chứng tỏ rằng Vũ là kẻ táng tận lương tâm, bất chấp luân thường đạo lý, đang tâm đổi trắng thay đen, không phải là con người còn chút lương tri. Bởi vì, Lê Đình Kình và đồng bọn đã vi phạm pháp luật, mặc dù đã được tuyên truyền song vẫn cố tình phạm tội, hơn nữa mức độ ngày càng nguy hại hơn, chính vì vậy để bảo đảm công bằng xã hội, thượng tôn pháp luật thì cơ quan chức năng tiến hành chấn áp, bắt giữ kẻ phạm tội đó là đúng pháp luật được nhân dân đồng tình ủng hộ. Do đó cần gì phải “thủ tiêu 3 đồng chí của mình để dư luận trông có vẻ hợp lý vụ tấn công vào Đồng Tâm là chính đáng”. Sự thật là “...Chức dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc từ trên xuống, các đối tượng khác ném bom xăng, gạch đá khiến 2 chiến sĩ công an rơi xuống hố ở khoảng giữa nhà đối tượng Hợi và Kình. Nhóm tội phạm ở trên đã đổ xăng xuống hố các chiến sĩ công an rơi xuống và châm lửa đốt, hậu quả làm 3 chiến sĩ tử vong”, đó là sự thật không thể thay đổi được.Tôi nói đến đây chắc anh cũng hiểu được rằng luận điệu của anh đưa ra là hoàn toàn sai trái kể cả về pháp luật, tình cảm và truyền thống dòng máu lạc hồng trong mỗi người dân yêu nước chân chính.

Thật nực cười cho Phạm Minh Vũ luôn tự cho mình là nhà hoạt động “dân chủ” vậy mà những hành động lời nói lại đi ngược với nguyện vọng lợi ích chính đáng của nhân dân. Cố tình không hiểu rõ đúng sai, ngụy biện vô lối, đổi trắng thay đen, bán rẻ lương tâm vì một chút vật chất tầm thường mà đang tâm làm tay sai cho các thế lực thù địch. Cái luận điệu “Khẩu phật, tâm xà” phản động của anh đưa ra không thể lừa dối được ai đâu, hãy là người dân lương thiện trước khi quá muộn, đừng để tiếng xấu cho con cháu anh về sau.

Thanh Tú - Nguồn: Đấu trường dân chủ

 Quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam là không cấm sự phát triển của mạng Internet, mà chỉ nghiêm cấm mặt trái do Internet gây ra, trái với bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, cản trở sự phát triển xã hội.



Theo báo cáo Vietnam Digital Advertising 2019 do Adsota phát hành, trong năm qua, trung bình hằng ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 tiếng 42 phút - tương đương ¼ ngày, để truy cập Internet trên tất cả các thiết bị. Trong đó, 2 tiếng 33 phút được dành để truy cập vào các mạng xã hội, cao hơn so với mức trung bình của thế giới là 2 tiếng 16 phút.

Tuy nhiên, Internet và mạng xã hội một mặt đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng nhưng cũng đem theo những mặt trái, trong đó có vấn đề về quyền con người. Những vấn đề này đòi hỏi phải có những khung pháp lý và chính sách quản lý để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt trái trên không gian mạng.


Trẻ em đang là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất trên môi trường mạng. Mới đây, bà Lesley Miller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng, bên cạnh những cơ hội, Internet, CNTT cũng đang đưa đến nhiều thách thức, mặt trái.

Các nền tảng mạng tạo ra cách mạng với cuộc sống của trẻ em, song đồng thời cũng mang lại những lạm dụng và khai thác trẻ em kinh khủng nhất.

Còn đại diện A05, Bộ Công an cho biết, số vụ việc phản ánh về tội phạm mà cơ quan này tiếp nhận hàng năm chỉ khoảng hơn 1.000 vụ, tuy nhiên trong đó số lượng vụ việc về tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn và xu hướng tội phạm cũng đang chuyển dần lên môi trường mạng.


Môi trường mạng xã hội giờ đây được cho là mảnh đất màu mỡ cho tin giả (fake news) phát triển. Mới đây, thông tin giả về vụ việc Trấn Thành bị tố "bay lắc" trên mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt. Sau đó, Trấn Thành đã tìm ra người tung tin, trực tiếp gặp, nói chuyện và cuối cùng, quyết định khởi kiện việc này nhằm lấy lại danh dự cho mình. Trấn Thành cho biết, bản thân anh bị thiệt hại về tinh thần, một số hợp đồng quảng cáo bị mất... từ tin đồn thất thiệt này. Tất nhiên, Trấn Thành không phải trường hợp đầu tiên bị cư dân mạng "đặt điều" mà rất nhiều người nổi tiếng cũng đã từng hứng chịu nỗi khổ này từ mạng xã hội.

Có một ví dụ rất điển hình liên quan đến việc các tin tức giả tấn công người Việt trên mạng xã hội trở thành vấn nạn. Bộ Công an cho biết, lợi dụng dịch bệnh Covid-19, các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị trong và ngoài nước đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương. Nhiều đối tượng cũng đã tung tin thất thiệt hoặc đưa những thông tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận xã hội.


Trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động tạo ra rất nhiều group, diễn đàn và tạo ra nhiều thông tin giả, thông tin xấu độc nhằm tuyên truyền xuyên tạc, kích động, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận, tạo sự bất ổn về an ninh trật tự để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Một số đối tượng lấy danh nghĩa “quyền tự do ngôn luận” để bày tỏ quan điểm cá nhân, nhưng nhằm mục đích tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nếu các trường hợp này bị xử lý, thì các thế lực thù địch lại dùng chiêu bài “Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận”, “vi phạm tự do Internet”...


Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các đối tượng lợi dụng Internet vi phạm quyền và lợi ích của nhà nước và công dân. Điều này không chỉ phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật các quốc gia khác quy định trên lĩnh vực này mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của Internet và nền kinh tế số tại Việt Nam; bảo vệ các quyền của người dân và xã hội.

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, trong năm 2019, đối với công tác quản lý thông tin điện tử, Bộ đã chủ động đàm phán, đấu tranh quyết liệt với Facebook, Google, buộc 2 nền tảng này phải tích cực hợp tác trong việc gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam và có giải pháp ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả, tài khoản giả mạo. Bộ TT&TT cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công an cùng triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật để yêu cầu Facebook, Google tuân thủ nghiêm túc pháp luật Việt Nam.

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, hiện Facebook đã có sự quan tâm rất lớn đến fake news. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục làm việc với Facebook trong việc ngăn chặn tin giả trên mạng xã hội này.

Bên cạnh đó, để xử lý vấn đề tin giả trên môi trường mạng, Bộ TT&TT đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp như chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trong nước ngăn chặn các website không rõ nguồn gốc đưa tin giả mạo, xử lý nghiêm những đối tượng trong nước phát tán thông tin giả mạo. Ngoài ra, Bộ chỉ đạo các cơ quan báo chí đấu tranh, phản bác các tin giả, thông tin xuyên tạc về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để kịp thời cung cấp thông tin, định hướng các cơ quan báo chí thông tin chính xác, đầy đủ, khách quan về các vấn đề “nóng” đang được lan truyền trên mạng để hạn chế tác động tiêu cực.

Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT sẽ thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin tức thời, hiệu quả giữa cơ quan chức năng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và cộng đồng trong việc điều phối, xử lý các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên mạng, vận hành hệ thống hỗ trợ người sử dụng truy cập Internet an toàn. Bên cạnh đó, Bộ hỗ trợ và phát triển cộng đồng, thiết lập cơ chế liên lạc đơn giản, thuận tiện, sẵn sàng để người sử dụng phản ánh về các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật, thông tin gây nguy hại đến cá nhân, tổ chức tới cơ quan chức năng.


Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”, có hiệu lực thi thành từ ngày 15/4/2020. Đáng chú ý, Nghị định này tăng mức xử phạt đến 20 triệu đồng đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân… để đảm bảo an toàn trên môi trường mạng.


Có thể thấy, hệ thống pháp luật của Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin của công dân là cơ bản đầy đủ, đồng bộ và tương thích với luật quốc tế về quyền con người. Đặc biệt, luật An ninh mạng đang dần đi vào cuộc sống và góp phần đảm bảo an toàn trên không gian mạng.

Luật An ninh mạng đã tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân... Mọi cá nhân vẫn được bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, tự do ngôn luận hoàn toàn không bị hạn chế nếu chấp hành các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, luật đã giúp tạo môi trường lành mạnh, an toàn. Việt Nam không cấm sự phát triển của mạng Internet, mà chỉ nghiêm cấm mặt trái do Internet gây ra, trái với bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, cản trở sự phát triển xã hội, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Bài: Thái Khang, Thu Hằng | Ảnh: Tư liệu
Đồ họa: Multimedia VietNamNet
Nguồn: Báo Vietnamnet

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.