Cảnh báo nguy hiểm được Bkav phát đi sau khi phát hiện một chiến dịch tấn công mạng sử dụng mã độc nhắm vào hệ thống của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam để tống tiền.


Theo cảnh báo của Bkav, chiến dịch tấn công mạng trên là của hacker nước ngoài với loại mã độc được phát hiện là một dạng mã độc có tên W32.WeakPass chuyên mã hóa dữ liệu của nạn nhân nhằm tống tiền.


Theo thống kê ban đầu của Bkav, đến thời điểm hiện tại đã có hàng trăm hệ thống server (máy chủ) của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam trở thành nạn nhân của nhóm tin tặc. 

Bkav cảnh báo nguy cơ mã độc nguy hiểm đang hoành hành tại Việt Nam


Cách thức mà nhóm tin tặc nước ngoài thực hiện vụ tấn công mạng bằng cách rà quét các Server cài hệ điều hành Windows, tiếp đó chúng sẽ dò mật khẩu của những server này bằng cách sử dụng từ điển để thử từng mật khẩu (brute force). Khi mật khẩu của những server bị phát hiện, tin tặc sẽ đăng nhập hệ thống thông qua dịch vụ remote desktop, cài mã độc mã hóa tống tiền lên máy của nạn nhân. 

Các dữ liệu sẽ bị mã hóa bao gồm các file văn bản, file tài liệu, file cơ sở dữ liệu, file thực thi… Nạn nhân muốn lấy lại dữ liệu phải trả tiền chuộc cho hacker. Với mỗi nạn nhân bị dính mã độc này, tin tặc sẽ để lại một địa chỉ email riêng để liên hệ nếu muốn có được mã khóa để lấy lại dữ liệu.

Khuyến cáo được các chuyên gia của Bkav đưa ra để ngăn chặn những vụ tấn công mạng trên đó là quản trị viên, kỹ thuật viêncần rà soát ngay toàn bộ các máy chủ đang quản lý, đặc biệt là các máy chủ thuộc dạng public ra ngoài Internet, cần đặt mật khẩu mạnh cho máy chủ, đồng thời tắt dịch vụ remote desktop cho máy chủ nếu không thực sự cần thiết. Trong trường hợp vẫn cần phải duy trì remote desktop, cần giới hạn quyền truy cập, cấu hình chỉ cho các IP cố định, biết trước được phép remote vào.

NC (TH)

Như VietNamNet đã đưa tin, sau một thời gian theo dõi và rà soát, các cơ quan chức năng cho biết, Facebook hiện đang có rất nhiều sai phạm tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực lớn là quản lý nội dung thông tin, vi phạm các quy định về quảng cáo, bên cạnh đó là những vấn đề về thuế đối với các dịch vụ thanh toán xuyên biên giới.

Không có lý gì Facebook kiếm hàng trăm triệu USD ở Việt Nam mà lại không tuân thủ pháp luật.

Nhằm đảm bảo cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân các quần đảo Trường Sa đón Xuân Kỷ Hợi 2019 đủ đầy, chương trình “Xuân Biên giới – Tết Hải đảo” năm 2019 đã mang hàng ngàn suất quà đến với các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân quần đảo Trường Sa.
Hàng ngàn suất quà được tập kết lên 4 tàu vận tải, sẵn sàng lên đường đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quần đảo Trường Sa. Ảnh: Quang Thái/TTXVN

Tờ New York Times mới đây đã đăng tải các bài viết cáo buộc Facebook đã cho phép một số công ty công nghệ lớn trên thế giới được quyền tiếp cận vào dữ liệu cá nhân của người dùng, bao gồm cả việc cho phép các công ty này đọc và thậm chí xoá các tin nhắn cá nhân của người dùng.

Thậm chí các công ty này còn được Facebook chia sẻ thông tin giúp họ nắm được thông tin liên lạc của người dùng thông qua danh sách bạn bè của họ mà không được sự cho phép của chủ nhân hoặc đơn giản là người dùng không hề hay biết việc này.
Tờ New York Times đã mô tả chi tiết cách thức tiếp cận này của Facebook thông qua việc chia sẻ thông tin người dùng của họ với “các đối tác kinh doanh”, bao gồm hơn 150 công ty trong đó có Amazon, Microsoft, Netflix, Spotify, Yahoo và công cụ tìm kiếm Yandex của Nga.
New York Times đã nắm trong tay các tài liệu lưu hành nội bộ của Faceebook về việc này.
Công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft chẳng hạn được báo cáo đã được Facebook cho phép  nhìn thấy danh tính của gần như tất cả bạn bè của người dùng. Trong khi đó Spotify, Netflix và ngân hàng Hoàng gia Canada được Facebook cho phép đọc, viết và thậm chí xoá các tin nhắn cá nhân của người dùng.

Facebook bị tố cho các công ty công nghệ tiếp cận dữ liệu người dùng thậm chí đọc và xoá tin nhắn cá nhân của họ - Ảnh: AP
Amazon, Microsoft và Sony thì có thể nắm được thông tin liên lạc của người dùng thông qua danh sách bạn bè của họ.
Facebook còn cho Apple quyền thấy liên lạc của người dùng và các sự kiện trong lịch trình thời gian biểu mỗi tháng của người dùng, thậm chí ngay cả khi các người dùng này đã ẩn hay xoá tất cả các dữ liệu mà họ đã chia sẻ.
Việc này đã ảnh hưởng đến dữ liệu của hàng trăm triệu người bị liên minh các công ty này khai thác với nhau ngấm ngầm phía sau, theo tờ Times.
Đáp lại các cáo buộc của tờ Times, Facebook đơn giản là đã bác bỏ các cáo buộc này.

Ngày 18-12, hai “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ là Google và Facebook đã đồng ý với mức phạt hơn 455.000 USD do đã vi phạm luật quảng cáo chính trị của bang Washington (Mỹ).


Theo Tổng chưởng lý bang Washington (Mỹ) Bob Ferguson, số tiền phạt đối với Google là 217.000 USD và Facebook là 238.000 USD, vì đã không lưu giữ các thông tin cho mục đích quảng cáo chính trị theo các đạo luật tài chính tranh cử của bang Washington. Theo luật này, cả Google và Facebook phải khai báo đối tượng trả tiền cho các chiến dịch quảng cáo trên trang thông tin của họ. Và đạo luật về quảng cáo chính trị tại bang Washington được áp dụng với mọi đối tượng, không phân biệt hãng truyền thông lớn nhỏ của địa phương hay bất kỳ tập đoàn lớn nào.

Đặc biệt hơn, chính Tổng chưởng lý Washington Bob Ferguson là người đã đứng đơn kiện Google và Facebook hồi tháng 6-2018 vừa qua. Theo nội dung đơn kiện của ông Ferguson trình lên Ủy ban Công bố Công khai của bang Washington thì trong khoảng hơn 10 năm qua, các ứng cử viên và Ủy ban Chính trị của bang này đã phải thanh toán cho Facebook khoảng 5,1 triệu USD và Google là khoảng 1,5 triệu USD liên quan đến các hoạt động quảng cáo bầu cử.
Trần Biên (ANTĐ theo Sputnik/Standard)

Facebook đang có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn cầu và người sử dụng mạng ở Việt Nam cũng không nằm ngoài "guồng quay" đó. Hơn 10 năm chính thức bước vào Việt Nam với hơn 58 triệu người dùng, mạng xã hội này đã và đang khiến các cơ quan quản lý phẫn nộ vì những vi phạm luật pháp đang diễn ra hàng ngày. 

Nguồn tin từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho hay, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đơn vị này đã rà soát, phát hiện Facebook đang vi phạm pháp luật Việt Nam ở 3 lĩnh vực lớn: Quản lý nội dung thông tin; Quảng cáo trên mạng bất hợp pháp và Trách nhiệm thuế với Việt Nam. 

Vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức

Cụ thể, Facebook đang không đáp ứng tốt việc bóc gỡ các Fanpage có những hoạt động kích động chống phá Nhà nước theo yêu cầu của cơ quan chức năng. 

Hiện nay trên Facebook đang cho phép tồn tại rất nhiều tài khoản cá nhân, Fanpage, nhóm có nhiều bài đăng với nội dung vu khống, chống phá chính quyền, bôi nhọ, phỉ báng các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước. Điều đáng nói, những nội dung sai sự thật và xuyên tạc này được tung ra và lan truyền theo từng đợt từng dịp, rất nhiều tổ chức phản động... đã lợi dụng mạng xã hội Facebook để bôi nhọ, nói xấu với mục đích chính trị. Những nội dung đó đã vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng Việt Nam, Nghị định 72/2013 của Chính phủ và Thông tư 38 của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

Các cơ quan quản lý đã liên tục gửi công văn, email nhiều lần yêu cầu Facebook gỡ bỏ những nội dung xuyên tạc, sai lệch. Thế nhưng, mạng xã hội lớn nhất hành tinh này đã liên tục trì hoãn, thậm chí không gỡ bỏ với lý do nội dung không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. 

Thậm chí, mạng xã hội này cũng không cung cấp thông tin các tài khoản lừa đảo, vi phạm pháp luật Việt Nam để phục vụ điều tra của cơ quan an ninh. 

Cho phép quảng cáo bất hợp pháp

Ngoài ra, Facebook đang cho phép quảng cáo các sản phẩm bất hợp pháp tại Việt Nam như tiền giả, hàng giả, vũ khí, pháo,... một cách công khai mà không qua bất kỳ một sự kiểm duyệt nào. 

Không khó để bắt gặp những quảng cáo về buôn bán hàng giả, kêu gọi cờ bạc hay thậm chí mua bán dâm trên chính trang Facebook của mỗi người dùng tại Việt Nam. Thế nhưng mạng xã hội lớn nhất hành tinh này lại tỏ ra "thờ ơ" và gần như gián tiếp tiếp tay cho các loại hình quảng cáo bất hợp pháp này. 
Những hình ảnh quảng cáo sản phẩm bất hợp pháp vẫn xuất hiện nhan nhản trên trang facebook. (Nguồn: CTV)

(Thanh tra) - Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, năm 2018, tình hình khiếu nại, tố cáo (KN, TC) từ cuối năm 2017 đến nay còn diễn biến phức tạp và gay gắt. Tình trạng công dân tụ tập đông người lên Trung ương khiếu kiện gia tăng.


                                        Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái. Ảnh: TN

Sáng ngày 14/11, Quốc hội thảo luận hội trường về công tác giải quyết KN, TC của công dân năm 2018.

Số lượng đơn thư, vụ việc tăng

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái cho hay, năm 2018, tình hình KN, TC của công dân tăng về số lượng đơn thư, số vụ việc thuộc thẩm quyền so với năm 2017.

Tổng số đơn KN, TC tăng 11,8%; tổng số vụ việc KN, TC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước tăng 4,7%. “Nhưng số lượt đoàn đông người không tăng so với năm 2017”, ông Lê Minh Khái thông tin, các vụ việc KN, TC phức tạp, đông người chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai.

Theo Tổng Thanh tra, nhìn chung tình hình KN, TC từ cuối năm 2017 đến nay còn diễn biến phức tạp và gay gắt. Tình trạng công dân tụ tập đông người lên Trung ương khiếu kiện gia tăng.

“Đáng chú ý, là một số thế lực đã lợi dụng tình hình KN, TC để lôi kéo, kích động công dân tụ tập đông người hoặc có hành vi quá khích làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và tác động tiêu cực vào tâm lý của cán bộ, nhân dân”, Tổng Thanh tra nói.

Về nguyên nhân, theo Tổng Thanh tra, là do công tác quản lý Nhà nước và việc thực thi pháp luật của cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước có thiếu sót, vi phạm.

Trong lĩnh vực đất đai, công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không đúng trình tự, thủ tục, không tạo sự đồng thuận với người dân trước khi thực hiện.

“Còn có tình trạng lạm dụng quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất chưa thỏa đáng, thiếu công khai, minh bạch, công bằng…”, Tổng Thanh tra nêu rõ.

Bên cạnh đó, thủ trưởng cơ quan hành chính ở một số nơi chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật tiếp công dân, giải quyết KN, TC.

Ý thức chấp hành pháp luật và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người KN, TC còn hạn chế, nhiều trường hợp có những yêu cầu vượt quá quy định của pháp luật, có vụ việc mặc dù đã được giải quyết có lý, có tình nhưng người KN vẫn cố tình khiếu kiện kéo dài…

Chuyển điều tra 9 vụ, xử lý kỷ luật 14 cá nhân

Theo báo cáo, các cơ quan hành chính Nhà nước đã giải quyết 27.583 vụ việc KN, TC thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 83,7% (KN 20.894 vụ việc, đạt 83,4%; tố cáo 6.689 vụ việc, đạt 84,9%).

Qua giải quyết KN, TC đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho tập thể, cá nhân 213,2 tỷ đồng, 97,2 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 1.802 tập thể, cá nhân; kiến nghị xử lý vi phạm 462 người (đã xử lý 372 người), chuyển cơ quan điều tra 9 vụ.

Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cũng tiến hành 1.326 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại 2.201 cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hiện 533 đơn vị có vi phạm, kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm 470 tổ chức, 901 cá nhân, xử lý kỷ luật 14 cá nhân.

”Kết quả công tác giải quyết KN, TC đã góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo sự ổn định chính trị - xã hội và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội”, Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC vẫn còn những tồn tại, hạn chế.

Việc tiếp dân định kỳ tại một số nơi còn chưa đảm bảo đúng quy định của Luật Tiếp công dân; giải quyết KN, TC thuộc thẩm quyền tại một số địa phương còn chậm, chưa đúng trình tự, thủ tục, chính sách pháp luật và chưa phù hợp với thực tiễn.

“Vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu quyết tâm trong việc tiếp công dân, đối thoại với dân, xem xét, giải quyết KN, TC nhất là các vụ việc có tính chất phức tạp”, Tổng Thanh tra cho biết.

Tỷ lệ giải quyết các vụ việc KN, TC thuộc thẩm quyền tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra (trên 85%). Một số địa phương chưa quyết liệt trong giải quyết các vụ việc KN, TC tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

Bộ trưởng, Chủ tịch các cấp phải tiếp dân đúng quy định

“Thời gian tới, tình hình khiếu kiện của công dân vẫn diễn biến phức tạp”, Chính phủ dự báo.

Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Tiếp công dân, Luật KN, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết KN.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các cấp phải nghiêm túc thực hiện chế độ tiếp công dân định kỳ và đột xuất, công khai lịch tiếp công dân trên cổng thông tin điện tử của cơ quan.

Chính phủ yêu cầu, năm 2019, giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng quy định vụ việc KN, TC mới phát sinh ngay từ cấp cơ sở, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu tỷ lệ trên 90%....

Để công tác này tiếp tục đạt hiệu quả, Chính phủ cũng đề nghị, Quốc hội tăng cường giám sát việc ban hành và thực thi văn bản quy phạm pháp luật, nhất là những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng… đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ giữa các lĩnh vực, hạn chế tối đa sự chồng chéo giữa các quy định dễ phát sinh tranh chấp, KN, TC đông người, vượt cấp.

Các cơ quan của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường giám sát việc giải quyết KN, TC kiến nghị của công dân, nhất là các địa phương xảy ra nhiều vụ việc KN, TC đông người, phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Cách đây vài tuần, TBT Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ AVG, và chỉ sau 2 tuần đã có diễn biến mới và đây là kết quả có thể công bố.

Ngày 14/11/2018, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Phạm Thị Phương Anh, phó TGĐ và ông Cao Duy Hải, nguyên TGĐ Mobifone để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.

Các quyết định khởi tố và lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn

Hồi tháng 8/2018, ông Hải đã bị cho thôi giữ chức TGĐ Mobifone và thành viên Hội đồng thành viên Mobifone.

Trước đó, UBKT Trung ương đã kết luận tại Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), ông Cao Duy Hải có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong việc tham mưu cho Hội đồng thành viên Tổng công ty trình Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến dự án trái quy định.

UBKT Trung ương kết luận những vi phạm của ông Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Mobifone, đến uy tín của tổ chức đảng, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Tại kỳ họp 27, UBKT Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Duy Hải - Phó Bí thư Đảng ủy, thành viên Hội đồng thành viên, TGĐ Tổng công ty Mobifone.

Liên quan đến vi phạm trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương cũng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Phương Anh vì có vi phạm nghiêm trọng.

Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương xác định bà Phương Anh thiếu trách nhiệm trong việc tham gia, trực tiếp đàm phán và chỉ đạo đàm phán với các cổ đông AVG; Trực tiếp đàm phán, thoả thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với các cổ đông AVG gây thiệt hại cho Mobifone; tham mưu cho Bộ TT&TT và Mobifone sử dụng kết quả thẩm định giá của Công ty AMAX; không kiểm tra tư cách pháp nhân của AVG, tính pháp lý của các cổ đông và cổ phần AVG.

Bà Phương Anh chịu trách nhiệm chính trong việc trực tiếp ký các báo cáo đánh giá về dự án; kết quả tham mưu về hiệu quả của dự án; Trực tiếp tham mưu cho Ban TGĐ Mobifone và Hội đồng thành viên về chuẩn bị nguồn vốn để thanh toán cho các cổ đông AVG; ký khống biên bản họp Ban TGĐ để thống nhất trình Hội đồng thành viên dự thảo thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với các cổ đông AVG.

Theo hồ sơ mà Thanh tra chính phủ bàn giao cho Bộ Công an điều tra, những lãnh đạo thuộc hội đồng thành viên Mobifone thời điểm mua AVG có nhiều vi phạm nghiêm trọng.

- Mobifone đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG; lựa chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá; trình Bộ TT&TT phê duyệt dự án đầu tư…

- Khi báo cáo đề xuất đầu tư chuyển nhượng cổ phần AVG và lập Dự án đầu tư trình Bộ TT&TT phê duyệt, Mobifone đã báo cáo không trung thực, không đầy đủ, đánh giá không đúng thực trạng tài chính rất xấu của AVG, thậm chí còn đánh giá khả quan về tình hình tài chính, kinh doanh của AVG.

- Khi lựa chọn phương án đầu tư, Mobifone không khảo sát, không lựa chọn đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ truyền hình để tư vấn phương án kinh doanh, không xây dựng phương án đầu tư mới để có căn cứ so sánh.

- Mobifone đã lập và trình Bộ TT&TT phê duyệt dự án khi không loại trừ 2 khoản đầu tư ngoài ngành của AVG thế hiện sự thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái quy định.

Để xảy ra những sai phạm trên trách nhiệm thuộc về những cá nhân, lãnh đạo thuộc hội đồng thành viên, kế toán trưởng Mobifone. Những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của Mobifone đã gây nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn Nhà nước tại Mobifone khoảng hơn 7.000 tỉ đồng, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo. Trong đó, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2016 so với 2015 là 321,7 tỉ đồng, số lỗ lũy kế đến 2017 là hơn 1.900 tỉ đồng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa Mobifone.

Trước đó ngày 10/7, CQĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" để điều tra thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, làm thất thoát lớn tài sản của nhà nước.

CQĐT cũng đã quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Lê Nam Trà, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên, nguyên TGĐ Mobifone; ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ quản lý Doanh nghiệp, Bộ TT&TT để điều tra về cùng tội danh "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.