Fulro, dưới bàn tay giật dây của các thế lực thù địch, trở thành một tổ chức phản động cực kỳ nguy hiểm. Cái tên của tổ chức ấy gắn với sự đen tối, là bóng ma hãi hùng ám ảnh vùng đất Tây Nguyên. Mặc dù hiện nay, tổ chức Fulro đã bị xóa sổ, nhưng tàn dư của nó vẫn chưa thực sự chấm dứt, vẫn tồn tại trong “vấn đề Tây Nguyên” thông qua hình thức khác. Với loạt bài hồ sơ - tư liệu dài kỳ, chúng tôi xin góp phần tái hiện lại phần nào hoạt động và bản chất của tổ chức tội ác này. Đồng thời xin được tôn vinh những chiến công của quân và dân Tây Nguyên trong sự nghiệp đấu tranh đầy cam go và mất mát, hy sinh nhằm chống lại những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ sự bình yên cho mảnh đất hùng vĩ trong lòng Tổ quốc…


TỪ BAJARAKA ĐẾN FULRO
 
Theo dòng lịch sử, tiền thân của tổ chức Fulro đã có từ thời đất nước ta còn chưa sạch bóng ngoại xâm. Nhiều tài liệu trong và ngoài nước thể hiện, với chủ trương đấu tranh bất bạo động yêu cầu chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số Việt Nam của nhà cầm quyền Ngô Đình Diệm, ngày 1-5-1958, một số trí thức người Tây Nguyên (từ dùng của thời kỳ đó là: người Thượng), do ông Y Bham Ênuôl người Ê Đê chủ xướng, đã thành lập một tổ chức có tên gọi BaJaRaKa. Mục tiêu kết nối các sắc tộc được cho là mạnh nhất và sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên, BaJaRaKa là chữ viết tắt tên của bốn dân tộc chủ yếu: Bahnar (người Ba Na), Djarai (người Gia Rai), Rhadé (người Ê Đê) và Kaho (người Cơ Ho). 


Cố Đại tá Vũ Linh

Chỉ sau hai tháng kể từ ngày thành lập, với chữ ký của ông Y Bham Ênuôl, ngày 25-7-1958, BaJaRaKa gửi thư đến Tòa đại sứ Pháp, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc tố cáo những hành vi phân biệt sắc tộc của nhà cầm quyền và yêu cầu các cường quốc can thiệp để người Thượng được độc lập trong khối Liên hiệp Pháp hoặc dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Tiếp đó, các tháng 8 và 9 của năm này, BaJaRaKa tổ chức nhiều cuộc biểu tình thỉnh nguyện tại Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Pleiku nhưng các cuộc biểu tình này đều bị trấn áp. Tất cả những người được cho là lãnh đạo của phong trào này đều bị bắt, trong đó có ông Y Bham Ênuôl. 
 
Trước đó, từ năm 1956, thực thi mục tiêu chống cộng ráo riết, triệt để của Hoa Kỳ, các cố vấn quân sự Mỹ vào tận các buôn làng, đào tạo và trang bị vũ khí cho thanh niên Thượng. Họ tổ chức thành các đội Dân sự Chiến đấu Thượng (Civilian Indigenous Defense Group, CIDG) và Lực lượng Đặc biệt. Cuộc đảo chính của phe quân sự dưới sự hỗ trợ của CIA đã lật đổ chính thể họ Ngô vào năm 1963, với sự kiện này, tất cả những người lãnh đạo của BaJaRaKa được trả tự do. Sau đó, nhằm giảm bớt sức ép chính trị, đồng thời thực hiện mưu đồ “dùng người Thượng cai trị người Thượng”, nhà cầm quyền Sài Gòn đã bổ nhiệm một loạt các thủ lĩnh của phong trào này vào các chức vụ chủ chốt ở các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, ông Y Bhăm Ênuôl trở thành phó tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc, ông Paul Nưr là phó tỉnh trưởng tỉnh Kon Tum. Tháng 3-1964, một lần nữa được sự ủng hộ của người Mỹ, những người lãnh đạo BaJaRaKa kết hợp với các sắc tộc Thượng khác và người Chăm tại duyên hải miền Trung thành lập “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên” (FLHP). Thế nhưng, ngay từ khi thành lập, “mặt trận” này đã phân chia thành hai phe đối nghịch nhau: phe ôn hòa do Y Bham Ênuôl đại diện và phe chủ trương bạo động do Y Dhơn Adrong cầm đầu. 
 
Trong hai tháng 3 đến 5-1964, phe bạo động trong FLHP bị quân đội Sài Gòn mở các chiến dịch truy quét gắt gao phải chạy qua Campuchia lập căn cứ tại tỉnh Mondolkiri, cách biên giới nước ta 15 km. Tại căn cứ này, họ tiếp tục tuyển mộ thanh niên Thượng tham gia FLHP chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ngày 19-9-1964, các toán biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt và các đội Dân sự Chiến đấu Thượng nổi dậy đánh chiếm một số đồn ở Quảng Đức (nay là Đắc Nông) và Đắc Lắc giết chết 35 binh sỹ VNCH, bắt sống quận trưởng Đức Lập; đánh chiếm đài phát thanh Buôn Ma Thuột và kêu gọi người dân tham gia nổi dậy thành lập quốc gia độc lập. Ngày 20-9-1964, chuẩn tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng II Chiến thuật đã lệnh cho Sư đoàn 23 bộ binh cùng một số tiểu đoàn biệt động quân và thiết giáp vây quanh đài phát thanh, và những đồn bị chiếm đóng. Thế nhưng, ngay thời điểm đó, Vĩnh Lộc nhận được khuyến cáo của Beachner, tham tán thứ ba tòa đại sứ Mỹ trên Cao Nguyên là dừng ngay lệnh nổ súng và tiến hành thương thuyết. Ngay sau đó, một cuộc thương lượng có sự hiện diện của quan chức tòa đại sứ Mỹ, đi đến những thỏa thuận sau: Y Bham Ênuôl được cử làm chủ tịch chính thức phong trào FLHP; tuy nhiên ngay trong chiều 20-9-1964, ông ta đã trốn sang Campuchia. Thỏa thuận thứ hai là những người Thượng chỉ huy đợt tập kích này không bị truy tố và không bị truy đuổi khi rút quân qua Campuchia… 
 
Như một cơ hội đã chín muồi cho một âm mưu lâu dài, cuộc thương lượng dưới sự “chủ trì” của người Mỹ chính là “bà đỡ” đảm bảo cho sự ra đời của một thế lực chính trị mới theo đúng ý đồ và sự sắp đặt của họ. Ngày 20-9-1964, tại Campuchia, “Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức” được thành lập (Front Uni de Lutte des Races Opprimées, đọc theo tiếng Pháp, viết tắt là FULRO (xin viết là Fulro). Mặt trận này bao gồm các thành phần: Mặt trận Giải phóng Champa (Front de Libération du Champa, FLC) tức Fulro Chăm, do Les Kosem (một tướng nhảy dù người Khmer gốc Chăm) lãnh đạo. Mặt trận Giải phóng xứ Campuchia Krom miền Tây Nam Việt Nam (Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK) tức Fulro Khmer, do Chau Dera làm đại diện và Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP) tức Fulro Thượng, do Y Bham Ênuôl cầm đầu. Fulro đã tự “sản xuất” một lá cờ (hiệu kỳ) hình chữ nhật gồm ba sọc: màu xanh biển (tượng trưng cho biển cả), màu đỏ (biểu tượng của đấu tranh) và màu xanh lá cây (màu của rừng núi). Trên dòng sọc đỏ có ba ngôi sao trắng tượng trưng cho ba mặt trận của Fulro: Champa, Thượng và Campuchia Krom. Fulro có ba cơ quan lãnh đạo: Hội đồng Tối cao do Chau Dera làm chủ tịch, Hội đồng Bảo trợ do Les Kossem làm chủ tịch, và Ủy ban Chấp hành Trung ương do Y Bham làm chủ tịch. Trong thực tế, vào thời điểm này, Y Bham Ênuôl không có thực quyền, người nắm hết mọi quyền hành là Les Kosem. Trong khi đó, nhóm Fulro Thượng do Y Bham Ênuôl làm chủ tịch vẫn bị phân hóa thành hai như còn thời BaJaRaKa: nhóm dân sự ôn hòa do Y Bham Ênuôl lãnh đạo tiếp tục chủ trương vận động Hoa Kỳ làm áp lực với chính phủ Việt Nam Cộng hòa để Fulro Thượng được về Việt Nam hoạt động một cách chính thức; ngược lại, nhóm vũ trang do Y Dhơn Adrong cầm đầu vẫn kiên quyết chủ trương dùng bạo lực để thành lập một quốc gia độc lập của người Thượng trên cao nguyên… 


Vũ khí của Fulro

Trong thời kỳ từ 1964 đến 1969 và ngay cả những năm sau ngày nước nhà thống nhất, “câu chuyện Fulro” rất dài dòng với nhiều biến cố và sự kiện xảy ra bởi những mâu thuẫn chồng chéo giữa Fulro với chế độ Việt Nam Cộng Hòa và các thế lực chính trị khác; giữa các nhân vật, các phái khác nhau chính trong tổ chức này. Cũng trong những năm này, Fulro liên tục thay đổi bộ máy cầm đầu, trong đó, có không ít kẻ bị đồng bọn ám sát trong quá trình thanh trừng, tranh giành quyền lực. Nói ra rất tốn giấy mực và thời gian của bạn đọc. Xin điểm thêm về sự kiện hiệp ước cuối cùng được ký kết vào ngày 1-2-1969 giữa ông Paul Nưr - đại diện Việt Nam Cộng Hòa và Y Dhê Adrong, đại diện Fulro dưới sự chủ tọa của Tổng thống Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu. Một số người trong các sắc tộc Thượng và Chăm không hài lòng với những điều khoản ký kết và vì vậy, Fulro tiếp tục đấu tranh, có lúc lộ diện, có lúc ẩn chìm. 
 
* * *
 
Năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Fulro - dưới sự giật dây, hỗ trợ của các ông chủ từ xa, tiếp tục tổ chức quấy phá chống lại nước ta. Từ đầu năm 1975 đến năm 1977, Fulro tiếp tục tuyên truyền, kích động gây hận thù dân tộc và tiến hành tập kích vũ trang. Một tên thủ lĩnh khác là Y Djao Niê tổ chức lại Fulro đồng thời kêu gọi các nước Anh, Pháp, Mỹ và LHQ viện trợ. Từ năm 1982-1985, Fulro được các thế lực quốc tế và tàn quân Pôn Pốt tiếp sức, củng cố căn cứ ở Mondolkiri và đưa được các toán đặc biệt về vùng ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lập “mật cứ” đón gián điệp, biệt kích, lực lượng lưu vong trở về như Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh và các toán phản động khác. Trong thời gian từ năm 1979-1985, hoạt động Fulro đã phá hoại cuộc sống bình yên của các thôn ấp, buôn làng, giết hại nhiều cán bộ, công an, dân quân và quần chúng tốt. Nhưng lực lượng công an, quân đội ta được nhân dân các đồng bào dân tộc ủng hộ đã đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, đấu tranh thắng lợi trong hàng chục chuyên án, làm tan rã nhiều nhóm Fulro và đưa họ trở về với cộng đồng. 


Máy đánh chữ của Fulro do lực lượng ta thu được

Ở Tây Nguyên, cuối thập niên 80, không còn mấy ai nhắc đến Fulro nữa. Cho đến năm 1992, vấn đề Fulro lại xuất hiện ở khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia. Theo phóng viên người Mỹ Nate Tahyer trên tờ New Straits Times: “Lực lượng mang tên là Fulro-Dega là một tổ chức vũ trang đặt dưới quyền lãnh đạo của đại tá Y Peng Ayun, vẫn tiếp tục liên hiệp với Khmer Ðỏ để chống lại Hà Nội. Sau 17 năm chống cộng, lực lượng của đại tá Y Peng Ayun chỉ còn lại khoảng 2.000 người. Từ biên giới Thái -Miên, đại tá Y Peng Ayun tuyên bố rằng, lực lượng Fulro-Dega sẽ tiếp tục đấu tranh cho tới khi nào Cộng Sản trao trả lại tự do cho dân tộc Tây Nguyên.” Năm 1994, khi LHQ đưa lực lượng quốc tế UNTAC vào thực hiện giải pháp chính trị ở Campuchia, Fulro không còn chỗ dựa. Với sự chấp thuận của Mỹ, tháng 12-1992, toàn bộ số Fulro còn lại gồm 407 tên do Y Peng Ayun cầm đầu đã ra hàng UNTAC, tuyên bố chấm dứt hoạt động chính trị và vũ trang, nộp vũ khí và được người Mỹ đưa đi định cư ở bang Colorado…
 
Hồ sơ về Fulro là hồ sơ về một tổ chức phản động, một tổ chức tội ác. Tổ chức đó đã bị xóa sổ trước tinh thần đấu tranh không mệt mỏi của quân và dân ta trong công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống bình yên của nhân dân. Thế nhưng, tàn dư của nó vẫn còn khi vẫn còn đó những thế lực thù địch, những âm mưu đen tối chống phá đất nước và nhân dân ta. Lật lại hồ sơ Fulro, chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc những thông tin dù đã từng xảy ra trong quá khứ, nhưng bài học cảnh giác thì luôn tươi mới…

Ngay sau Hội nghị Sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 24/6 vừa qua Thoibao.de đăng bài: “Dù mạnh tay, ông Tổng vẫn thất bại”. Chúng đưa thông tin, bình luận nhằm hạ thấp vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh:“Chỉ trong 1 năm qua, đã có đến 2.196 văn bản được các Ban chỉ đạo tham mưu, ban hành, chỉ đạo ban hành để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTNTC ở địa phương. Điều này chứng tỏ các địa phương chống tham nhũng theo chỉ đạo từ bên trên, chứ tự họ thì không làm được. Đây là đặc trưng của loại nhà nước độc tài. Chuyện gì cũng cần có chỉ đạo mới làm, chứ cấp dưới không dám tự quyết”. Tại sao từ số liệu trong Báo cáo sơ kết “2.196  văn bản được các Ban chỉ đạo tham mưu, ban hành …” lại chứng tỏ rằng: “các địa phương chống tham nhũng theo chỉ đạo từ bên trên, chứ tự họ thì không làm được… Chuyện gì cũng cần có chỉ đạo mới làm, chứ cấp dưới không dám tự quyết”. Cái chứng tỏ này của Thu Phương là xằng bậy, vô căn cứ. Phải hiểu rằng, 2.196 văn bản này được các Ban Chỉ đạo của các tỉnh, thành phố trong cả nước tham mưu, ban hành để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTNTC ở các địa phương, chứ không phải 2.196 văn bản này là của Trung ương ban hành để địa phương thực hiện. Và điều này chứng tỏ rằng các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động trong việc tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, sát hợp với thực tế từng địa phương. Chính vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở các địa phương, hơn 1 năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng: đã xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; chuyển 286 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; đưa 444 vụ án, 156 vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi chỉ đạo; khởi tố mới 530 vụ án/1858 bị can phạm tội về tham nhũng; số cán bộ, đảng viên bị khởi tố do hành vi tham nhũng, tiêu cực là 1132 bị can. Hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã khắc phục dần tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” như trước đây.

Vẫn với mục đích bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam, phủ định vị trí cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, nên chúng tung ra những luận điệu:“ Đảng Cộng sản không hề trong sạch chút nào, dù chỉ là trong việc nhỏ nhất”; “ Trong giới chức Cộng sản thì nhà nhà tham nhũng, và người người tham nhũng. Không có khái niệm “thanh liêm” trong bộ máy chính quyền Cộng sản”. Từ đó, chúng muốn phá vỡ niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và chế độ; gây hoài nghi trong nhân dân về đường lối, chủ trương và quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Các bồi bút của các tổ chức phản động luôn nhai đi, nhai lại luận điệu xuyên tạc mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chỉ là “cái cớ để triệt hạ phe cánh”, là “đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực”, “vì lợi ích phe nhóm” và  bôi nhọ, vu cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng . Luận điệu này, trong bài viết thể hiện ở đoạn: “Thời kỳ Ông Nguyễn Tấn Dũng nắm chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì ông Dũng đã biến nó thành công cụ để bao che cho nhóm lợi ích mà chính ông cầm đầu. Sau khi giành được chức này, ông Trọng đã đốn rất nhiều củi, quẳng vào lò. Tuy nhiên, ông Trọng chỉ đốn củi “nhà hàng xóm”, còn củi nhà ông, thì ông vẫn giữ. Như vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng đã từng giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để bao che cho phe ông, thì sau đó ông Trọng không những bao che cho phe ông, mà ông còn dùng nó để đánh vào phe đối thủ”…

Bài báo đưa ra nhận định rất phản động: “Công tác phòng, chống tham nhũng của ông Trọng cũng chỉ mang lại tên tuổi cho chính ông, chứ nhân dân chẳng được gì”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng, bằng tất cả dũng khí và mưu lược, Ông đã phất lên ngọn cờ quyết tâm tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, sự lộng quyền, nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, chứ đâu phải nhằm “mang lại tên tuổi cho mình”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sống thật, làm thật và làm tốt phận sự của một công bộc. Ông là người luôn lấy dân làm thước đo, lấy dân làm chuẩn mực, lấy lợi ích và quyền lực của dân làm mục tiêu phấn đấu của hành động. Tên tuổi của ông tự đó mà khắc sâu trong lòng người dân, được dân quý,  dân yêu và dân tin tưởng. Còn tại sao “nhân dân chẳng được gì” khi Đảng, Nhà nước thực hiện cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?

Thu Phương cố tình nhắm mắt để không nhìn thấy những cái được của người dân khi cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có nguồn gốc từ yêu cầu, nguyện vọng của người dân và đây là việc có lợi cho dân thì Đảng phải hết sức làm. Vậy, trước hết nhân dân được đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của mình. Ngăn chặn và đẩy lùi được tham nhũng, tiêu cực thì người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc không bị phiền hà, nhũng nhiễu bởi tình trạng tham nhũng vặt: vòi vĩnh, “gợi ý”, “lót tay”; giảm được nạn “chạy chức”, “chạy quyền”, cục bộ, “thân quen” thì công tác bố trí, sử dụng cán bộ mới công tâm, khách quan, người có phẩm chất, năng lực được thăng tiến; giảm được tệ ăn cắp, ăn bớt, ăn chặn của công; lấy tiền tài, của cải, vật chất do người khác biếu xén, cho tặng, hối lộ thì giảm được sự bức xúc, tức giận của người dân và xã hội trong lành hơn. Qua xử lý các vụ tham nhũng, người dân được trả lại tài sản của mình do bọn tham nhũng đánh cắp (chỉ tính từ đầu năm đến tháng 5/2023 đã thu hồi được khoảng 59.000 tỷ). Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn góp phần quan trọng trong giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Việc loại ra khỏi bộ máy những “con sâu mọt” không những để Đảng ta thực sự là đạo đức, là văn minh, để Nhà nước ta thực sự là của dân, do dân và vì dân mà còn đem lại niềm tin cho nhân dân vào công cuộc đổi mới đất nước…

Bài báo đưa ra đánh giá về kết quả của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà không ai chấp nhận được:“Cho đến nay, có thể nói, ông Trọng đã chống tham nhũng có phần thành công, tuy nhiên, đối với việc phòng tham nhũng thì ông Trọng đã hoàn toàn thất bại”. Đánh giá như vậy là vô căn cứ, hoàn toàn sai với thực tế khách quan và chỉ nhằm phủ định sạch trơn kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 – Khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự  suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, của Đảng trong suốt thời gian qua. Đánh giá kết quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, phải đánh giá trong sự kết hợp chặt chẽ giữa “phòng” và “chống”, trong đó “phòng” là chính, là cơ bản, là chiến lược, lâu dài; “chống” là quan trọng, cấp bách. Muốn “phòng” phải “chống” và “chống” nhằm mục đích “phòng” được tốt hơn. Phòng ngừa tốt sẽ giảm được tham nhũng, tiêu cực. Chống – xử lý tham nhũng, tiêu cực mục đích là để “trị bệnh cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực; từ đó để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức có quyền. Đánh giá riêng từng mặt “phòng” và “chống” chỉ là tương đối và không đầy đủ, không toàn diện. Thu Phương mới chỉ nhìn được và thừa nhận“có phần thành công” trong việc “chống”. Còn phòng ngừa mà “trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên”, là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài thì cho rằng “ông Trọng đã hoàn toàn thất bại”. Nói về kết quả của của công tác phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực, tức là nói đến kết quả thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa XII (việc này đã được Trung ương đánh giá đầy đủ tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII). Tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề làm rõ hơn về kết quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực để phản đối đánh giá “đối với việc phòng tham nhũng thì ông Trọng đã hoàn toàn thất bại” của tác giả bài viết. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã đề ra các nhóm giải pháp, trong đó tập trung vào việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây là căn nguyên, là cái gốc dẫn đến tham nhũng, cần phải phòng ngừa. Thực hiện Nghị quyết, mỗi cán bộ, đảng viên đã theo 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”để tự liên hệ “tự soi, tự sửa, tự gột rửa” những hạn chế khuyết điểm, yếu kém của mình. Từ đó, xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục, góp phần xây dựng cấp ủy, cơ quan, đơn vị đoàn kết, vững mạnh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa không để các vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Đảng đã tập trung chỉ đạo vào các khâu còn yếu, khâu khó, đột phá vào những vấn đề mới. Chẳng hạn như: Chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực để bảo đảm “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực. Trước hết là cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám” tham nhũng, tiêu cực; xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực; và một cơ chế bảo đảm để “không cần” tham nhũng, tiêu cực. Trung ương đã ban hành nhiều chủ trương, quy định mới, mạnh mẽ, quyết liệt và được triển khai thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống; khắc phục được một bước những sơ hở, bất cập trước đây làm phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Nhất là các quy định về phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; quy định mới về những điều đảng viên không được làm; về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên; về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu…

Đảng ta đã công khai thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, công khai nói rõ những mặt yếu kém, tiêu cực trong Đảng. Trong đó, tham nhũng “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” (Đại hội XIII). Vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực là nhiệm vụ rất quan trọng, vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, “không nghỉ”, “không ngừng” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Phát hiện và xử lý tham nhũng một cách bài bản, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực hiện đúng quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào” để làm cho Đảng ta và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.

Việt Hòa - Nguồn: blog ivanlevanlan

 

Các cơ quan, đơn vị, địa phương vừa tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra là phải tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh, làm sâu sắc thêm tinh thần, nhiệt huyết “xây” và “chống”...


Không thể tư duy kiểu “hớt váng”

Sau 2 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW (gọi tắt là Kết luận 01), trong quá trình tổ chức hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm, thực tiễn ở nhiều cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp ghi nhận không ít ý kiến băn khoăn. Một trong những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm đặt ra là: Tại sao Đảng ta càng đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì số lượng cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật càng nhiều? Tại sao ở một số bộ, ngành, địa phương, mặc dù người đứng đầu mỗi lần đăng đàn phát biểu trong các hội nghị liên quan đều hô hào phải đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực, suy thoái, nhưng chỉ mới “dăm bữa nửa tháng” đã vướng vòng lao lý?

Một số cán bộ vừa mới hôm qua lên diễn đàn thuyết giảng đạo lý, hôm sau đã phải tra tay vào còng? Phải chăng, thực trạng đó chứng minh, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chỉ là hình thức, kém hiệu quả, trước hết là ở ngay trong hệ thống chính trị, ngay trong hàng ngũ cán bộ cấp cao? Phải chăng cán bộ càng được học cao, vi phạm càng nhiều...

Những vấn đề được một bộ phận dư luận xã hội đặt ra như trên một phần xuất phát từ những thông tin do các thế lực thù địch xuyên tạc, lèo lái. Thành tựu của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tổ chức đảng và hệ thống chính trị các cấp luôn là đề tài được các đối tượng cực đoan, bất mãn có tư tưởng thù địch khai thác, thực hiện các chiến dịch truyền thông xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng.

Họ bám vào các vụ việc tiêu cực, các cán bộ suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống bị xử lý kỷ luật đảng, truy tố trước pháp luật để suy diễn, xuyên tạc, phủ nhận thành quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; bóp méo, bôi đen tư tưởng Hồ Chí Minh. Những thông tin sai trái, xấu độc trên không gian mạng đã tác động đến tâm lý, tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng, dẫn đến kiểu tư duy “hớt váng”, thấy hiện tượng mà không hiểu bản chất; thấy cây mà không thấy rừng...


Ảnh minh họa: tuyengiao.vn

Để hiểu rõ những chuyển biến tích cực và kết quả đạt được sau 2 năm thực hiện Kết luận 01 cũng như thành quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện. Trước hết, đó là tinh thần, phương châm chỉ đạo kết hợp “xây” và “chống”.

Kết luận 01 nêu rõ nhiệm vụ: “Kết hợp chặt chẽ giữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; giải quyết hiệu quả các khâu đột phá và các vấn đề trọng tâm, bức xúc trong thực tiễn”.

Quá trình quán triệt, tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận 01 cần thấy rõ: Đảng ta đã đặt ra yêu cầu vừa khái quát, vừa cụ thể về việc phải gắn chặt, kết hợp việc học tập, làm theo Bác với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng và hệ thống chính trị các cấp; trong đó có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tiêu cực, suy thoái trong nội bộ. Như vậy, kết quả học tập, làm theo Bác cần phải được thể hiện cụ thể thông qua hành động, việc làm, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Nói cách khác, nó phải được lượng hóa cụ thể trên thực tế.

Trong các hội nghị chuyên đề và quá trình tiếp xúc cử tri, rất nhiều lần các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước ta đã lưu ý, việc có nhiều cán bộ suy thoái, tham nhũng bị điều tra, xử lý không phải là “càng chống càng sai”, “càng học càng kém”... mà bản chất của vấn đề là do càng ngày chúng ta càng làm mạnh, làm quyết liệt việc đấu tranh, chỉnh đốn đội ngũ theo tinh thần không có vùng cấm. Trước đây, ít có vụ việc bị xử lý không phải là không có tham nhũng, tiêu cực, mà bởi lúc đó công tác đấu tranh chưa quyết liệt như hiện nay nên việc phát hiện, xử lý tiêu cực chưa hiệu quả.

Với tinh thần “chặt cành để cứu cây”, “trị một người để cứu muôn người” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh, chúng ta cần thấy rõ, tham nhũng, tiêu cực, suy thoái là những biểu hiện vô cùng tinh vi, vô cùng khó khăn để có thể lôi ra ánh sáng công lý. Chủ nghĩa cá nhân như sâu mọt đục khoét bên trong thân cây.

Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tiêu cực gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo Bác với tinh thần “lấy xây để chống” thời gian qua đã lôi ra được hàng loạt cán bộ suy thoái trong nội bộ Đảng. Đó là thành tựu của cuộc đấu tranh đầy cam go, phức tạp và không ít “hy sinh”. Thành tựu đó đã góp phần làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh, ngày càng đạo đức, văn minh để xứng đáng với niềm tin và sự gửi gắm của nhân dân.

Sự phát triển của tư duy và đòi hỏi gắt gao từ thực tiễn

Việc học tập, làm theo Bác không phải đến bây giờ Đảng ta mới đặt ra, mà đó là một hành trình mang tính hệ thống, thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng và những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam qua từng thời kỳ. Ngay sau khi Bác mất, trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969 đã thể hiện sắt son lời thề: “Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người...”.

Từ đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và kiều bào yêu nước khắp nơi trên thế giới đã ghi nhớ khát vọng “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Trải qua mỗi giai đoạn lịch sử, cách mạng dân tộc đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới, việc học tập, làm theo Bác cũng đòi hỏi có sự phát triển, bổ sung những nội dung, yêu cầu mới. Đó là sự phát triển tất yếu của tư duy biện chứng.

Trong 17 năm qua, kể từ khi Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến nay, việc học tập và làm theo Bác không ngừng được điều chỉnh, bổ sung nội dung, hình thức, giải pháp thực hiện. Đảng ta đã cụ thể hóa sự phát triển tư duy lý luận và đáp ứng yêu cầu gắt gao từ thực tiễn của đất nước bằng các nghị quyết, chỉ thị, kết luận... Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc ban hành, triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và Kết luận 01 đã thể hiện yêu cầu ngày càng cao đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Kết luận 01 chỉ rõ: Việc tu dưỡng, rèn luyện, làm theo Bác, nhất là trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu chưa thường xuyên; một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm các quy định của Đảng, vi phạm pháp luật. Việc thực hiện Chỉ thị 05 gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các khâu đột phá, các vấn đề cấp bách, bức xúc còn lúng túng, hiệu quả chưa cao...

Công tác đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chưa mạnh mẽ; tự phê bình và phê bình có nơi, có lúc còn hình thức; tình trạng thiếu tự giác nhận khuyết điểm, đổ lỗi, nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi...

Với phương châm kết hợp chặt chẽ “xây” và “chống”, sắp tới chắc chắn sẽ còn nhiều cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong hệ thống chính trị bị xử lý kỷ luật, lôi ra trước ánh sáng công lý. Đặc biệt là hiện nay, khi hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh tiếp tục được củng cố, đẩy mạnh, số lượng cán bộ, đảng viên suy thoái, tham nhũng bị kiểm tra, điều tra, xử lý ở các cấp chắc chắn sẽ còn nhiều thêm.

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sẽ tiếp tục diễn ra cam go, phức tạp, nhưng với tinh thần kiên trì, quyết liệt, không có vùng cấm, “lấy xây để chống”, chúng ta có niềm tin son sắt vào thắng lợi của Đảng.

Vấn đề cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị các cấp cần có là sự nhận thức thấu đáo, đầy đủ, sâu sắc bản chất của vấn đề bằng phép tư duy biện chứng. Tuyệt đối không tư duy kiểu “hớt váng” dẫn đến nghe theo, hùa theo, làm theo những luận điệu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội. Cán bộ, đảng viên có nhận thức thấu đáo, đầy đủ thì mới có cơ sở vững chắc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện ngày càng sâu rộng, hiệu quả việc học tập và làm theo Bác. Tinh thần “xây” và “chống”, “lấy xây để chống” cần được củng cố, tiếp lửa thường xuyên, liên tục bằng “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”... không để đứt gãy vì bất cứ lý do gì, bất cứ hoàn cảnh nào.
Thực hiện đồng bộ giữa "xây" và "chống"; "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, "chống" là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. "Xây" là tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước; động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng của các địa phương, cơ quan, đơn vị đã đề ra. "Chống" là đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"... (trích Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị)
PHAN TÙNG SƠN - Nguồn: QĐND

 Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định truy nã đặc biệt một bị can liên quan đến vụ tấn công trụ sở xã về tội danh “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.

Liên quan đến vụ tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, H.Cư Kuin (Đắk Lắk), ngày 1.7, thông tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan này đã ra các quyết định truy nã đặc biệt đối với 5 bị can về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.

Theo đó, Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định truy nã các bị can: Nay Tam (49 tuổi), Nay Yên (53 tuổi), Nay Dương (55 tuổi, cùng trú xã Cư Pơng, H.Krông Búk), Y Khing Liêng (31 tuổi, trú xã Hòa Sơn, H.Krông Bông) và Y Ju Niê (55 tuổi, trú xã Ea Knuêc, H.Krông Pắk, Đắk Lắk).

Trước đó, ngày 28.6, các bị can nói trên bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố bị can về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Hiện cả 5 bị can nói trên đã bỏ trốn khỏi địa phương, không rõ tung tích.

Theo quyết định truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận đối tượng truy nã, phải báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk tại địa chỉ: 58 Nguyễn Tất Thành, phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, điện thoại: 0694389133.

Sáng sớm 11/6, nhóm tội phạm đã tấn công 2 trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) khiến 2 cán bộ xã, 4 cán bộ, chiến sĩ công an và 3 người dân tử vong, 2 cán bộ công an bị thương.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an truy bắt những kẻ gây án.

Tính đến này 23/6, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với 75 bị can về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, khởi tố 7 bị can về tội “Không tố giác tội phạm”, 1 bị can về tội “Che giấu tội phạm”, 1 bị can về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”.

Hạ Băng

 Vụ việc một nhóm người có trang bị súng, dao tấn công (vụ tấn công) vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, trong đó có khu vực làm việc của Công an xã, thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk (rạng sáng 11/6/2023) đang được những thành phần phản động, chống phá đất nước triệt để lợi dụng xuyên tạc, bóp méo bản chất và kích động chia rẽ, hằn thù dân tộc.


Tiêu biểu như Trương Nhân Tuấn, thành viên tổ chức phản động Tập hợp dân chủ đa nguyên ở Pháp tung ra hàng loạt bài viết, kiểu như “Giải pháp nào để cứu những người Thượng cuối cùng?” ngày 14/6/2023 và “Đâu là nguyên nhân những bất ổn ở Tây Nguyên từ năm 1975 đến nay?” ngày 18/6/2023, tung ra luận điệu xảo trá, vu cáo kiểu như “khác với thực dân kiểu cũ, người Pháp mở mang dân trí cho dân thuộc địa, mở mang đường xá, xây dựng cầu cống, nhà thương, trường học, phát triển kinh tế nội địa… thì “thực dân mới” do lòng tham đất, đã đuổi những người Thượng đi vào tuyệt lộ” và nếu “không ngăn chặn kịp thời, người Thượng sẽ bị diệt chủng”. Ông ta xuyên tạc, gán ghép “nguyên nhân của mọi nguyên nhân bạo loạn Tây Nguyên, từ năm 1975 đến nay, không loại trừ, đều bắt nguồn từ sự bội ước, nếu không nói là phản bội, của đảng CSVN đối với các dân tộc bản địa ở miền Nam như Khmer, Chàm, Thượng v.v..” và kích động hay mang bánh vẽ kiểu “cách tốt nhứt hiện thời là chính phủ Pháp mở cửa vùng lãnh thổ Guyane để đón nhận toàn bộ người Thượng còn sót lại”.

Trước hết, sự thật hiển nhiên vụ việc tấn công làm một số công an, cán bộ và người dân ở đây thiệt mạng, thương tích, rồi bắt cóc con tin là hành vi manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính, có tổ chức khiến người dân cả nước bàng hoàng. Vụ tấn công đó không phải là do người Kinh đàn áp, chiếm đất của người Thượng để giao đất dự án cho doanh nghiệp; cũng không phải do “cưỡng chế thu hồi và giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Ban Mê Thuột” và càng không phải là do “CSVN đã phát động chủ trương “đấu tranh giai cấp”, xúi dân “kinh” truy bắt, đánh đập dân Thượng” như Trương Nhân Tuấn và các thế lực thù địch bẻ cong, xuyên tạc và bôi đen sự thật.

Ngược lại được sự hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực của quần chúng nhân dân, thậm chí sự động viên của người thân ruột thịt, họ hàng đối tượng ra đầu thú, nên chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng công an và các đơn vị chức năng đã bắt giữ được 74 đối tượng (đến ngày 20/6) cùng 4 khẩu súng quân dụng, 4 khẩu súng tự chế, gần 200 viên đạn, 2 quả lựu đạn, dao, hung khí tự chế các loại và nhiều tài liệu, tang vật khác…. Công an đã và đang phối hợp cùng các cơ quan liên quan đấu tranh, lấy lời khai, làm rõ vai trò từng đối tượng và những người có liên quan đến vụ tấn công này. Cùng với đó, việc nhanh chóng điều tra, xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật; tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp loại trừ các nguy cơ xảy ra vụ việc tương tự, lợi dụng vụ việc kích động gây mất an ninh, trật tự; nhất là việc chỉ đạo và sẵn sàng các lực lượng, phương tiện xử lý các tình huống phức tạp phát sinh những ngày vừa qua đã góp phần để Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung bình thường trở lại.

Đây mới là sự thật và sự thật này là không thể phủ nhận, chứ không phải như những luận điệu vu cáo, bịa đặt trắng trợn của Trương Nhân Tuấn

Thứ hai, Trương Nhân Tuấn và đồng đảng của y không thể xuyên tạc về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng như sự ghi nhận vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Trên hành trình đấu tranh vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên luôn tin tưởng, đi theo Đảng, chịu sự lãnh đạo của Đảng và có nhiều đóng góp tích cực, góp phần vào những thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu giây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ” để săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta” trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, ngày 19/4/1946.

Thứ ba, người Thượng, đồng bào Tây Nguyên luôn là dân của một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất và đã, đang ngày càng phát triển. Dù vẫn còn những khó khăn cần phải giải quyết, song không thể suy diễn chủ quan rằng mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế, xã hội nói chung, cho vùng Tây Nguyên nói riêng là do “tham đất đai” của đồng bào, nên đã đuổi đồng bào Thượng đi vào đường cùng; càng không phải là “chiến công “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, công lao nếu tính là 10 thì trong đó người Thượng đã góp 5” nhưng sau khi miền Nam được giải phóng, cả nước thống nhất thì “đảng CSVN một mình chiếm lĩnh mọi thành quả” nên “lời hứa “khu tự trị Tây Nguyên” cũng theo mây gió bay đi” như Trương Nhân Tuấn kích động.

Hơn nữa, việc Trương Nhân Tuấn trích dẫn Chương trình của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam để quy chụp rằng những lời “hứa hẹn với người Thượng” đã bị lãng quên cũng thật nực cười. Thế, danh sách đại biểu Quốc hội khóa XV gồm 499 người thì có 89 đại biểu là người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc Tày, Thái, Mông, Mường, Khmer, Chăm, Ê đê, Khơ mú, Nùng, Giáy, Sán Dìu, Thổ, Xơ Đăng, Brâu, Sán Chay (Cao Lan), Lự, La Chí, Vân Kiều, Lào, Hoa, Cơ Ho…; trong đó, các địa phương có tỷ lệ đại biểu người dân tộc thiểu số trúng cử cao gồm Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Lai Châu, Bắc Kạn, Sóc Trăng, Đắk Lăk và nhất là có ông Y Thanh Hà Niê K’đăm – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; ông Tráng A Dương – Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh… chẳng phải là minh chứng và chính là cái tát vả vào nhận định ngu ngơ “từ năm 1975 đến nay, danh sách nhân sự lãnh đạo cấp cao không có tên người dân tộc nào cả” của Trương Nhân Tuấn hay sao!

Vì thế, mọi suy diễn, công kích, xuyên tạc của Trương Nhân Tuấn đều là chiêu trò, thủ đoạn chống phá thâm độc gây chia rẽ đồng bào Thượng, đồng bào các tỉnh vùng Tây Nguyên với đồng bào cả nước nhằm gây “bất ổn ở Tây Nguyên” và phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhưng mọi mưu toan, chiêu trò đó chỉ là dã trang xe cát mà thôi./.

Nguồn: Nhân Quyền

 Sự việc nổ súng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur làm thương vong cả cán bộ và dân khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Với sự vào cuộc nhanh chóng và nỗ lực của lực lượng công an cùng những thông tin của người dân, 27 đối tượng nguy hiểm đã bị bắt giữ.

Ngay trong sáng sớm ngày 11/06, sau khi nhận được thông tin, lực lượng công an đã nhanh chóng vào cuộc. Ngoài tiếp viện từ Bộ Công an, lực lượng công an Đắk Lắk đã được huy động hết 100% nhân lực. Để vừa đảm bảo bắt giữ các đối tượng, vừa đảm bảo an ninh tính mạng cho người dân ở các khu vực xung quanh đồng thời tăng cường nhân lực lập các chốt chặn để kiểm soát tình hình.
Công an nhanh chóng điều phương tiện, lực lượng đến hiện trường.
Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường nơi người dân bị nhóm đối tượng sát hại
Các đối tượng bị bắt giữ sáng ngày 11/06
Các đối tượng bị bắt giữ sáng ngày 11/06
Các đối tượng bị bắt giữ chiều ngày 11/06
Sáng 12/06, Cảnh sát Cơ động, Bộ Công an và Công an Đắk Lắk tiếp tục triển khai lực lượng tiếp tục truy bắt các đối tượng nguy hiểm tại Đắk Lắk
Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết các lực lượng chức năng đã làm việc trắng đêm và đang quyết liệt truy bắt những người còn lại trong nhóm tấn công. Lực lượng chức năng cũng đã giải thoát 2 công dân bị bắt làm con tin, công dân thứ 3 tự giải thoát.
Lực lượng chức năng cũng thu một số vũ khí quân dụng, trong đó có súng trường CKC
Cảnh sát Cơ động, Bộ Công an và Công an Đắk Lắk vẫn tiếp tục triển khai lực lượng tiếp tục truy bắt các đối tượng còn lại. Tại huyện Cư Kuin, các xã được chỉ đạo trực 100% quân số. Đến 11 giờ 30 ngày 12/6, lực lượng chức năng đã bắt giữ tổng số 26 đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng tại cầu Cá Ngựa, thôn Đồng Sơn, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng tại cầu Cá Ngựa, thôn Đồng Sơn, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, lực lượng chức năng vẫn đang khép chặt vòng vây để truy bắt triệt để nhóm đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.

Chiều 12/6, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, tính đến 18h30 cùng ngày, lực lượng Công an đã bắt giữ thêm 1 đối tượng trong vụ tấn công vào UBND xã tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, nâng tổng số đối tượng bị bắt lên 27 đối tượng.

Hiện an ninh được nới lỏng ở khu vực xung quanh hiện trường, cuộc sống người dân đã trở lại bình thường. Lực lượng chức năng đang dọn dẹp trụ sở UBND xã Ia Tiêu để nhanh chóng hoạt động. Tương tự, người dân xã Ea Ktur đã quay lại với công việc như mọi ngày. Theo một cán bộ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên (Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an), đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với dân quân, công an xã, huyện cùng nhiều lực lượng khác chia thành các tổ tuần tra, kiểm soát trên địa bàn xã Ea Tiêu, Ea Ktur và nhiều khu vực lân cận huyện Cư Kuin. Người dân địa phương bình tĩnh và thực hiện theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Hạ Băng

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.