Sáng 24-2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ tuyên dương lực lượng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tham gia hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.


Phát huy phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ

Dự lễ tuyên dương có các đồng chí: Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Haldun Tekneci. Dự buổi lễ còn có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, thủ trưởng Tổng cục Chính trị, đại biểu các ban, bộ, ngành Trung ương, đại diện Văn phòng Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam...

Thảm họa động đất ngày 6-2 đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, trên tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quyết định cử 76 đồng chí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cùng một số chó nghiệp vụ và nhiều trang thiết bị sang Thổ Nhĩ Kỳ tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa động đất.


Đại tướng Lương Cường và Thượng tướng Nguyễn Tân Cương trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng các cá nhân. Ảnh: VIỆT TRUNG

Phát biểu tại lễ tuyên dương, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh đây là lần đầu tiên QĐND Việt Nam cử lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất ở nước ngoài. Mặc dù triển khai nhiệm vụ trong khoảng thời gian rất ngắn, phải đối mặt với nhiều điều kiện vô cùng khắc nghiệt về thời tiết, những hiểm nguy từ các rung chấn còn tiếp diễn, những khó khăn về ngôn ngữ, tập quán, điều kiện ăn ở, sinh hoạt và làm việc, song được sự quan tâm động viên, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Quân ủy Trung ương, thủ trưởng Bộ Quốc phòng, thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, thủ trưởng Tổng cục Chính trị, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là với tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, trình độ và ý chí quyết tâm cao, đoàn công tác đã phát huy tốt tinh thần quốc tế cao cả, truyền thống của dân tộc Việt Nam anh hùng, QĐND Việt Nam anh hùng và phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, bình tĩnh, tự tin, không quản khó khăn, gian khổ, không sợ hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh, chạy đua với thời gian, tranh thủ từng giờ, từng phút để phối hợp tìm kiếm cứu nạn, kịp thời xác định nhiều điểm có người bị mắc nạn, bàn giao cho chính quyền và lực lượng chức năng nước sở tại xử lý. “Việc làm đó rất đáng trân trọng, thể hiện trách nhiệm, năng lực, uy tín của Quân đội ta trước những vấn đề an ninh phi truyền thống, được cộng đồng quốc tế, Chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận và đánh giá cao; được cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đông đảo nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài quan tâm theo dõi, động viên”, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương khẳng định.

Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nhiệt liệt biểu dương thành tích của đoàn công tác, biểu dương các cơ quan chức năng, lãnh đạo và chỉ huy các đơn vị đã lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động phối hợp tổ chức bảo đảm cho lực lượng tham gia hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao uy tín, vị thế cho Quân đội và Tổ quốc. Nhân dịp này, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương gửi lời chia buồn sâu sắc đến Đại sứ Haldun Tekneci, Chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là đến các gia đình có người tử nạn và bị thương, những em nhỏ mồ côi, những người bị mất mát nhà cửa đang phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. “Bằng tình cảm chân thành của mình, QĐND Việt Nam coi những mất mát, thiệt hại to lớn của nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ phải gánh chịu trong thảm họa động đất vừa qua cũng là những mất mát, đau thương của chính mình. Chúng tôi tin tưởng rằng với sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm vượt qua nỗi đau thương, mất mát này”, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói.

Qua kết quả đợt tham gia hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương đề nghị đánh giá rút kinh nghiệm về công tác chuẩn bị, tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ; đồng thời nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm từ các nước cùng tham gia hỗ trợ tại Thổ Nhĩ Kỳ để chọn lọc nội dung phù hợp, bổ sung vào chương trình huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tổng hợp, sức cơ động, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Nghĩa cử cao đẹp

Phát biểu tại lễ tuyên dương, Đại sứ Haldun Tekneci cho biết mặc dù đã có kinh nghiệm đối phó với động đất, nhưng quy mô và mức độ tàn phá nghiêm trọng của các trận động đất vừa qua đã vượt ra ngoài khả năng của Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, nhiều quốc gia đã nhanh chóng hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ dưới mọi hình thức nhằm thúc đẩy tối đa các nỗ lực cứu hộ, cứu nạn. Việt Nam chính là một trong những quốc gia đầu tiên cử lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Đại sứ Haldun Tekneci đánh giá cao tinh thần dũng cảm, những nỗ lực không mệt mỏi, đóng góp quên mình cùng những hành động vô cùng cao đẹp của lực lượng cứu hộ, cứu nạn Việt Nam. “Nghĩa cử cao đẹp này đã thể hiện rõ cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện sứ mệnh nhân đạo toàn cầu. Điều này đã phản ánh mối quan hệ hữu nghị song phương hết sức tốt đẹp mà Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam đã theo đuổi trong nhiều năm qua. Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam đã đóng góp to lớn cho những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ; cảm ơn các đội tham gia cứu hộ, cứu nạn đã quên mình phục vụ và không ngại hiểm nguy tại đất nước chúng tôi; cảm ơn Chính phủ Việt Nam vì tình đoàn kết, tương thân tương ái mà các bạn đã dành cho chúng tôi trong thời khắc vô cùng khó khăn vừa qua”, Đại sứ Haldun Tekneci bày tỏ.

Là một trong số 76 thành viên đoàn QĐND Việt Nam tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Thiếu tá Lê Đức Tài, Phó tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 93, Binh chủng Công binh cho biết, việc tận mắt chứng kiến những mất mát đau thương cùng cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn của người dân địa phương sau thảm họa đã thôi thúc đoàn khẩn trương, nỗ lực hết sức mình triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo. Các thành viên trong đoàn đều xác định đây chính là mệnh lệnh trái tim, là bản chất, truyền thống QĐND Việt Nam, phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ. “Chúng tôi sẽ không thể nào quên hình ảnh người dân và lực lượng cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ đặt tay lên ngực trái mỗi khi chúng tôi và lực lượng cứu hộ quốc tế đi qua, như muốn nói lời cảm ơn bằng cả trái tim mình”, Thiếu tá Lê Đức Tài chia sẻ.
Tại lễ tuyên dương, Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị cho biết, căn cứ thành tích của các tập thể, cá nhân đạt được trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Quốc phòng đã xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 4 tập thể và 7 cá nhân. Thiếu tướng Lê Xuân Sang cũng công bố các quyết định tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 76 cá nhân, tặng bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho 22 cá nhân, tặng bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho 8 tập thể vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, tham gia khắc phục hậu quả thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhân dịp này, Đại tướng Lương Cường, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thượng tướng Võ Minh Lương và Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng 76 cá nhân; đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã trao bằng khen tặng các tập thể và cá nhân.
HOÀNG VŨ - Nguồn: QĐND

 Ngày 24/2, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW tổ chức Hội thảo khoa học tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.



Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu. (Ảnh: VOV)

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW chủ trì hội thảo. Đồng chủ trì hội thảo có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW; Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW.

Cùng dự Hội thảo, có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương; lãnh đạo các địa phương, các nhà khoa học, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực…

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề trọng tâm, trong đó, làm rõ nhận thức về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc; đánh giá vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nhất là trong giai đoạn hiện nay; nghiên cứu, thảo luận kết quả thực hiện các mục tiêu, quan điểm Nghị quyết số 23.

Nhiều đại biểu đi sâu phân tích hạn chế, rào cản trong công tác phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23. Các tham luận, ý kiến cũng đưa ra dự báo tình hình, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và đề xuất các mục tiêu, quan điểm, chủ trương và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới.

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Võ Văn Thưởng đánh giá cao ý kiến góp ý của các đại biểu, đặc biệt là những hạn chế, những nội dung mà Nghị quyết đã chỉ ra nhưng chưa thực hiện được. Cùng đó là những yêu cầu mới, những nội dung mới, đề xuất những giải pháp mới để làm tốt hơn nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược này nhằm hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước cường thịnh, phồn vinh, hạnh phúc, đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII đặt ra.

Đồng chí Võ Văn Thưởng thống nhất với quan điểm của hội thảo, trong giai đoạn tới cần chú trọng hơn tư tưởng của Đảng về vai trò của nhân dân. Quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân phải là điểm xuất phát quan trọng của mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó phải lấy nhân dân là gốc, là trọng tâm, là trung tâm của mọi quyết sách. Cần tập trung xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức quần chúng để giữ vai trò quan trọng xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng cơ sở chính trị, xã hội của Đảng ngày càng vững mạnh.

Đồng chí nhấn mạnh, để xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng cũng như trong xã hội, không ngừng nâng tầm trí tuệ của Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, đưa đất nước vững vàng tiến lên. Phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ thật sự tiêu biểu, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ./.

VĂN TOÁN - Nguồn: nhandan.vn

 Cùng với nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam đang chạy đua với thời gian, hy vọng cứu thêm được người mắc kẹt dưới những đống đổ nát sau thảm hoạ trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. 



Lực lượng công binh tìm kiếm nạn nhân trên khu vực đổ nát tại Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Hải Linh - PV TTXVN từ Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ

Bốn ngày sau thảm hoạ động đất khiến hàng chục triệu người thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, ngày 10/2, đoàn công tác cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam gồm 76 cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân và 24 cán bộ chiến sĩ của Bộ Công an đã có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ, tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, góp phần khắc phục hậu quả động đất. Cùng với sự hỗ trợ về người, quân đội đã vận chuyển 35 tấn vật chất hậu cần bảo đảm cho lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại đây.

Ngay khi tới nơi, đoàn cán bộ, chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhanh chóng triển khai hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn tại khu vực đường Rustem Tumer Pasa, Antakya, thủ phủ tỉnh Hatay. Hatay là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của trận động đất hôm 6/2. Tại đây, đoàn của Việt Nam đã phối hợp cùng các đoàn cứu hộ cứu nạn của các quốc gia khác để thực hiện nhiệm vụ. Tới chiều tối ngày 17/2 (giờ Việt Nam), lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội Việt Nam đã giúp nước bạn xác định được 12 vị trí có nạn nhân, trong đó có 2 vị trí có dấu hiệu sự sống.


Lực lượng công binh và chó nghiệp vụ tìm kiếm nạn nhân trên khu vực đổ nát tại Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Hải Linh - PV TTXVN từ Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ

Trong khi đó, ở một vị trí khác, đoàn công tác cứu nạn cứu hộ Bộ Công an Việt Nam cũng chạy đua với thời gian và tử thần, với mục tiêu là cứu được những người còn sống trong các đống đổ nát. Đoàn đã hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Adiyaman, một trong ba vùng bị thiệt hại nhiều nhất trong thảm họa động đất. Sau bốn ngày làm việc nỗ lực, đoàn cứu nạn cứu hộ Bộ Công an Việt Nam đã góp phần cứu sống được một thanh niên 17 tuổi và đưa được thi thể của 9 nạn nhân từ khu vực sụp đổ ra bên ngoài.

Sau những ngày bị chôn vùi trong đống đổ nát, việc phát hiện hay tìm thấy, dù ít ỏi người còn sống sót hay chỉ là “dấu hiệu của sự sống” đều là nguồn động lực để những người làm công tác cứu hộ thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng trên hết, điều đó đã làm vơi đi phần nào những mát mát mà người dân Thổ Nhĩ Kỳ đang phải trải qua; mang đến cho họ niềm tin, thắp lên hy vọng có thể gặp lại hay tìm được người thân yêu đang bị vùi lấp. Và chừng nào còn hy vọng, thì mọi nỗ lực tìm kiếm người sống sót sẽ không thể từ bỏ!


Người dân Thổ Nhĩ Kỳ cảm kích vì sự giúp đỡ của đoàn cứu hộ, cứu nạn Việt Nam. Ảnh: Hải Linh - PVTTXVN từ Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ

Với những cố gắng và hoạt động tích cực đó, đoàn cứu hộ cứu nạn của Việt Nam đã nhận được sự đánh giá cao của người dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các đội cứu hộ quốc tế. Hãng thông tấn Anadolu đã tường thuật lại trường hợp với sự giúp đỡ của lực lượng cứu hộ, cứu nạn Việt Nam và việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng, Abuzer Baran Bakır, 17 tuổi đã được phát hiện và cứu sống sau nhiều ngày bị vùi lấp dưới đống đổ nát. Điều đó đã khiến người dân nơi đây cảm động. Khi gặp các thành viên của đoàn Việt Nam, những người dân địa phương Thổ Nhĩ Kỳ đã để tay phải lên ngực trái để thể hiện sự cảm động và biết ơn đối với lực lượng cứu nạn, cứu hộ đến từ đất nước Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên lực lượng quân đội và công an Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế. Trong những năm gần đây, lực lượng này có thêm nhiều kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động tại các phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. 

Nhưng đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai lực lượng phối hợp cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đối với thảm họa thiên tai ở một nơi xa như vậy. Với mục tiêu cao nhất là càng nhanh càng tốt để tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; các cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi khoảng cách về không gian, rào cản ngôn ngữ và cả những thiếu thốn, khó khăn hay giá rét khắc nghiệt có lúc dưới 0 độ C khi về đêm trong mùa đông nơi tâm chấn để thực hiện nhiệm vụ của mình. 

Việc tham gia hoạt động này thể hiện trách nhiệm, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế; khẳng định “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. 

Và trên hết, đó là“mệnh lệnh” từ trái tim, là tình yêu thương nhân loại, là tấm lòng“thương người như thể thương thân”, trong hoạn nạn có nhau. Từ đó khẳng định, Việt Nam dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng luôn tích cực đóng góp một phần nhỏ bé vào nỗ lực chung của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, hỗ trợ người dân của bất cứ quốc gia nào khi gặp phải thảm họa thiên tai. Đây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp mà chính là truyền thống văn hoá tốt đẹp bao đời nay của dân tộc Việt Nam./.

Xuân Phong - Nguồn: Tin tức TTXVN

 Những kết quả đạt được trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ (CNCH) của Đoàn công tác cứu hộ quốc tế Bộ Công an Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện bản lĩnh, tính nhân văn, chuyên nghiệp cao, khẳng định năng lực tham gia và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế của lực lượng CAND Việt Nam.


Sau 10 ngày xuất quân thực hiện nhiệm vụ CNCH thảm hỏa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, đúng 15h10 ngày 19/2, chuyến bay chở Đoàn công tác cứu hộ quốc tế gồm 24 CBCS của Bộ Công an Việt Nam đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Lãnh đạo Bộ Công an đã tổ chức lễ đón, chủ trì tổ chức khen thưởng, động viên Đoàn công tác ngay tại sân bay.

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, cùng đại diện Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế… có mặt tại sân bay từ sớm, đón và động viên Đoàn công tác.


Thứ trưởng Lê Quốc Hùng trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an tặng các thành viên Đoàn công tác.

Báo cáo kết quả của đoàn Công tác, Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an, Trưởng Đoàn công tác cho biết, đến thời điểm này hoạt động của Đoàn công tác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công tốt đẹp. Với sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao nhất, mọi thành viên trong Đoàn đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, áp dụng các chiến thuật linh hoạt, sử dụng các phương tiện CNCH, hoàn thành nhiệm vụ tại 3 địa điểm theo phân công của phía bạn.

Đoàn đã phối hợp với các lực lượng CNCH quốc tế cứu được 1 người còn sống, đưa được 14 thi thể nạn nhân ra ngoài bàn giao cho cơ quan y tế. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đoàn được ghi nhận, đánh giá cao về tính chuyên nghiệp, sự tâm huyết với công việc. Đoàn được phân công tìm kiếm cứu nạn ở những địa điểm khó khăn và có khả năng còn dấu hiệu của sự sống…

Bên cạnh đó, trong quá trình công tác, Đoàn đã trao tặng gần 2 tấn thiết bị y tế do Bộ Công an Việt Nam hỗ trợ Cơ quan ứng phó Thảm họa và Tình huống khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) và cho Sở Y tế TP Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ; thăm hỏi, tặng quà, động viên tinh thần người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất, trong đó có một số gia đình người Việt; đồng thời hỗ trợ phía bạn trong chế tạo các vật dụng để sử dụng sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn như chế tạo bếp lửa dã chiến để sưởi ấm… Những kết quả trên đã thể hiện bản lĩnh, tính nhân văn, chuyên nghiệp cao, khẳng định năng lực tham gia và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế của lực lượng Công an Việt Nam.


Thứ trưởng Nguyễn Văn Long trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an tặng các thành viên.

Đại tá Nguyễn Minh Khương cũng cho biết thêm, đã có nhiều gia đình, nhiều người dân, một số tổ chức đến nơi Đoàn đóng quân để cảm ơn, các tình nguyện viên khi có yêu cầu di chuyển đến thành phố khác đều rất quyến luyến với Đoàn... Đoàn đã góp một phần nhỏ bé giúp nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ giảm bớt khó khăn trong hoạn nạn và đồng thời góp phần vào xây dựng tình đoàn kết, mối quan hệ bền chặt giữa 2 quốc gia Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ nói chung, giữa nhân dân hai nước nói riêng. Trong thời gian làm nhiệm vụ, Đoàn đã nhận được sự quan tâm, phối hợp nhịp nhàng của Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và một số cơ quan liên quan; sự phối hợp tích cực của chính quyền địa phương, các cơ quan Thổ Nhĩ Kỳ và các đoàn quốc tế khác.


Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm trao Bằng khen của Trung ương Đoàn tặng các thành viên Đoàn công tác.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng ghi nhận, mặc dù gặp không ít khó khăn về điều kiện vật chất, khí hậu khắc nghiệt nhưng với quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, Đoàn công tác Bộ Công an thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phân nâng cao hình ảnh, thể hiện cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước với vai trò là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề khó khăn, thách thức và duy trì môi trường hòa bình, ổn định vì hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.


Phó Đại sứ Devletsah Yayan tặng hoa cảm ơn Đoàn công tác.

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng biểu dương tinh thần trách nhiệm, tính sẵn sàng chiến đấu và sự dũng cảm của lực lượng CNCH của Bộ Công an, nhất là Đoàn công tác gồm 24 CBCS đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua. Đồng chí Thứ trưởng mong muốn các CBCS phát huy kết quả đạt được, tiếp tục lập nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thay mặt Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam, Phó Đại sứ Devletsah Yayan bày tỏ sự trân trọng, đánh giá cao đoàn công tác của Bộ Công an Việt Nam không quản ngại khó khăn, vất vả, rất dũng cảm tham gia cứu nạn, cứu hộ tại những vùng bị nạn. Bà nhấn mạnh: “Ngay từ ngày 6/2, khi trận động đất xảy ra, chúng tôi đã nhận được thông tin từ Chính phủ, Bộ Công an Việt Nam muốn trợ giúp Thổ Nhĩ Kỳ. Dù tình trạng khu vực xảy ra động đất đang rất nhiều khó khăn nhưng Bộ Công an đã cử những CBCS tinh nhuệ sang hỗ trợ”.


Lãnh đạo Bộ Công an cùng các đại biểu và thành viên Đoàn công tác.

Nhân dịp này, Bộ Công an đã trao Bằng khen tặng các thành viên của Đoàn công tác. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao Bằng khen tặng 14 CBCS là đoàn viên. Đoàn công tác cũng được trao tặng Bằng khen của Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Chia sẻ với các phóng viên tại sân bay, Trung tá Nguyễn Chí Thành và Thiếu tá Nguyễn Văn Cần, thành viên Đoàn công tác cho biết: “Khi được điều động bản thân rất tự hào vì mình đại diện cho công an Việt Nam. Mỗi CBCS luôn nỗ lực hơn 200% tinh thần, ý chí, quyết tâm cao để giúp nước bạn. Đặc biệt kỷ niệm không quên là đội đã phát hiện sự sống sau 6 ngày bị vùi lấp. Bản thân tôi đã tiếp cận và trao đổi với nạn nhân. Khi đưa được nạn nhân ra ngoài thì không cảm xúc nào diễn tả nổi, rất xúc động”.

“Khi làm việc với các lực lượng cứu trợ, bạn bè quốc tế đánh giá vai trò của Việt Nam là rất lớn, bởi chúng ta đã mang những thiết bị hiện đại và phục vụ hiệu quả cho công tác mở đường, tìm kiếm người bị nạn và đưa người bị nạn ra ngoài. Trong con mắt bạn bè quốc tế lực lượng CNCH Việt Nam thể hiện được sự chuyên nghiệp và sự quyết tâm và năng lực trong công tác CNCH”, anh Thành và anh Cần cho biết thêm.

Đại tá Nguyễn Minh Khương nhấn mạnh: “Sau công việc của Đội CNCH Bộ Công an Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định được tất cả những việc mà liên quan công tác CNCH mà thế giới đã và đang làm thì Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Việc này đã được minh chứng thực tế bởi sự ghi nhận cũng như những sự đánh giá cao của nước chủ nhà, đơn vị điều phối nước chủ nhà, lực lượng vũ trang của nước chủ nhà và một số đơn vị phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ như Mỹ, Pakistan. Tôi khẳng định rằng, CBCS của lực lượng CAND Việt Nam tham gia CNCH tại Thổ Nhĩ Kỳ không nề hà bất cứ công việc nào, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong bất kỳ thời điểm và thời tiết nào”./.
Hiền - Hà - Thắng, Nguồn: CAND

 Đầu năm 1979 - chỉ vài tuần sau khi Mỹ chính thức công nhận nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã lên đường đến thăm Hoa Kỳ. Mỹ và Trung Quốc chính thức phục hồi quan hệ ngoại giao vào ngày đầu tiên của năm 1979. Một tuần sau, quân đội Việt Nam tiến vào thủ đô Phnom Penh giúp người anh em Campuchia thoát hoạ diệt chủng và cũng chính là bảo vệ bản thân mình.



Ông Đặng nói để đáp trả sự bành trướng của Liên Xô, Bắc Kinh "thấy cần thiết kiềm hãm tham vọng của Việt Nam, cho họ một bài học hạn chế phù hợp". Người Mỹ cân nhắc rất kỹ và họ quyết định chọn Trung Quốc, đơn giản vì lúc đó Liên Xô được xem là anh cả của phe XHCN. Hơn nữa, mối quan hệ Xô - Trung rất căng thẳng, người Mỹ hợp tác với Trung Quốc hòng kiềm toả Liên Xô, Việt Nam và các nước Đông Âu. Đổi lại, Trung Quốc sẽ được mở rộng hợp tác với Mỹ, được tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật và là cơ hội để Trung Quốc phát triển đất nước, cả về chính trị, quân sự và kinh tế. 

Đặng Tiểu Bình khúm núm, cúi đầu trước Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Tất nhiên là Jimmy Carter rất sung sướng, hãnh diện và tự hào về điều đó. Thế nhưng cả Jimmy Carter và người Mỹ lúc đó đã không thể hiểu được cái kế của người Trung Quốc. Thời điểm đó, Trung Quốc chưa thể so sánh với Mỹ về mọi mặt và họ chọn cách cúi đầu, ẩn mình chờ thời. Lúc đó, Trung Quốc đang ở thế vừa đối đầu với Liên Xô và Mỹ. Nghĩa là lưỡng đầu thọ địch. Trung Quốc dựa vào Mỹ để chống Liên Xô, nhằm thoả mãn ước vọng làm "anh cả", vừa được tiếp cận tinh hoa của Mỹ và phương Tây. Đúng là nhất tiễn hạ song điêu!

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc mang đại quân gần 60 vạn (600.000 quân) sang Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Họ dùng chiến thuật biển người và rất tự tin có thể “sáng ăn cơm Bắc Kinh, chiều ăn cơm Hà Nội, tối ăn cơm Sài Gòn”, thế nhưng họ đã lầm, đã đánh giá quá thấp tinh thần và lực lượng của ta và kết quả là Trung Quốc mới là kẻ phải học ta những bài học xương máu. 

Binh pháp Tôn Tử viết: “Người giỏi dùng binh cần tránh nhuệ khí của địch, khi địch uể oải, mệt mỏi thì tấn công chúng. Đó là phương pháp đối phó với khí thế của địch, hay quân nghiêm chỉnh của ta đối phó với quân hỗn loạn của địch, lấy quân trấn tĩnh của ta đối phó với quân ồn ào của địch, lấy quân nhàn nhã của ta đối phó với quán mệt mỏi của địch, dùng phương pháp tiếp cận chiến trường của ta để đối phó với sự di chuyển từ xa tới của địch, lấy quân no đủ của ta mà đối phó vối quân đói khát của địch. Không nên đón đánh quân địch có đội hình chặt chẽ, không nên tiến công quân địch có thế trận nghiêm chỉnh…”

Binh Pháp là do người tàu viết ra, thế nhưng chính họ lại không chịu học tiền nhân của họ và chúng ta thì “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Những ngày đầu, Trung Quốc thế như chẻ tre, và họ bắt đầu ảo tưởng sức mạnh, trước khi bị chúng ta phản kích và tiêu diệt. Báo Quân đội Nhân dân tháng 4 năm 1979 ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người. Họ tháo chạy về nước mà chẳng dạy cho Việt Nam bài học nào ngoài việc quân Trung Quốc thảm sát nhân dân ta ở các tỉnh biên giới phía bắc, phá hoại nghiêm trọng cơ sở hạ tầng… 

1. NGUYÊN NHÂN:

Trung Quốc cay cú vì Việt Nam hợp tác toàn diện, là đồng minh của Liên Xô, mà Xô - Trung thì cơm không lành, canh không ngọt; chúng ta từ chối thẳng thừng việc ký hiệp ước chống Liên Xô.

Trung Quốc cay cú vì quân đội ta đánh tan Pôn Pốt, lực lượng tàn ác, diệt chủng do Trung Quốc nuôi dưỡng. Trung Quốc đã dùng kế “vây Ngụy để cứu Triệu”, đánh Việt Nam để bắt buộc quân chủ lực của chúng ta ở Campuchia phải quay về ứng cứu (kế này ngày xưa Tôn Tẫn dùng để đánh bại và giết Bàng Quyên ở gò Mã Lăng, thời chiến Quốc bên tàu); với mong muốn tạo điều kiện cho Pôn Pốt trỗi đầu dậy khi đại quân ta rút. 

Trung Quốc chưa bao giờ muốn chúng ta thống nhất; họ chỉ muốn Miền Bắc nước ta là nơi làm phên dậu cho họ như kiểu Triều Tiên, phụ thuộc vào họ chứ chẳng hề muốn một nước Việt Nam thống nhất, hùng mạnh. Họ đánh ta để làm suy yếu sức ta và nhầm tưởng rằng quân đội chủ lực ta đang ở Campuchia thì chúng ta dễ dàng bị thôn tính.

Thời kỳ này đất nước Trung Quốc đang cần đổi mới, họ bắt tay với Mỹ để phát triển kinh tế và họ chứng minh cho Mỹ thấy thiện chí của họ đối với Mỹ, họ đánh đất nước vừa khuất phục người Mỹ để thỏa lòng Mỹ.

2. TRUNG QUỐC TỪ KẺ ĐÒI ĐI DẠY HỌC VÀ CUỐI CÙNG TRỞ THÀNH HỌC TRÒ “TIỂU HỌC” TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM!



Trung quốc với lợi thế về người và số lượng vũ khí, khí tài hung hăng tiến sang như muốn ăn tươi nuốt sống chúng ta nhưng kinh nghiệm chiến đấu thì chỉ là con đom đóm nếu so với ánh trăng rằm Đại Việt Nam. Chúng ta vừa khuất phục người Pháp, Mỹ, kinh nghiệm chiến tranh nhân dân đã ăn vào máu người dân; Quân ta chủ yếu là bộ đội địa phương và dân quân du kích đã nướng chín hơn 62.500 quân tàu. Buộc chúng phải rút về nước khi cụ Tôn Đức Thắng vừa ra lệnh tổng động viên và đại quân ta đang tiến về nước từ Campuchia. Nếu chậm trễ trong việc rút quân thì có lẽ chặt hết cây trên núi Thái Sơn cũng không đủ làm quan tài chôn quân bành trướng vì họ không phải là đối thủ của Bộ đội chủ lực chúng ta, những người lính thiện chiến nhất thế giới thời kỳ đó.

Không quân Trung Quốc không dám xuất kích vì họ hiểu rõ J16, J17 không phải là đối thủ của Mic21, Sam2, Sam3. Họ hiểu rằng nếu mang không quân xâm lược Việt Nam thì quy mô chiến tranh sẽ lớn lên; họ không muốn sa lầy rồi chết thảm như Pháp, Hoa Kỳ. Họ khiếp sợ lưới lửa phòng không ở miền Bắc, nơi đã từng biến niềm tự hào của không lực Hoa Kỳ thành đồ nhôm.

3. VÌ SAO TRUNG QUỐC KHÔNG DÁM MANG QUÂN VÀO THỦ ĐÔ HÀ NỘI:

Trung Quốc không dám mang quân xuống Hà Nội vì nếu làm thế thì quy mô cuộc chiến sẽ đẩy lên rất to. Người Việt Nam sẽ tử chiến để bảo vệ Thủ đô. Trong lịch sử đã có những lần người Trung Quốc chịu thất bại tủi nhục khi mang binh từ Lạng Sơn xuống Thăng Long, tuyến đường này không còn có nhiều núi đồi, nhìn có vẻ thuận lợi nhưng lại là cái bẫy đối với kẻ xâm lược. Liễu Thăng thời nhà Minh bị triệt đường vận lương, bị phục kích và mất đầu khi giao chiến với quân đội của vua Lê Thái Tổ là ví dụ điển hình.

Nếu Trung Quốc liều lĩnh mang binh vào Hà Nội, chắc chắn Liên Xô có đủ thời gian để tập kích biên giới phía Bắc của họ. Lúc đó Xô - Việt là đồng minh chiến lược, có hiệp ước tương trợ lẫn nhau.

Họ sẽ phải đối diện với bộ đội chủ lực của ta, lúc này đã di chuyển từ Campuchia về. Bộ đội ta anh dũng, thiện chiến, kinh nghiệm trận mạc đầy mình. Pháp, Mỹ còn thua chạy dài thì Trung Quốc chẳng là gì. Chưa kể lực lượng dự bị động viên, dân quân du kích dồi dào của ta lúc đó. Nếu xuống Hà Nội thì đó sẽ là nghĩa trang vạn lý dành cho quân bành trướng.

Vũ khí, khí tài của Trung Quốc thời đó lạc hậu, kém xa ta. Với địa hình đồng bằng, hoả lực phát huy tối đa, Trung Quốc sẽ bị nướng chín. Hơn nữa, họ sẽ bị triệt đường vận lương, bị chia cắt và chết vì đói.

Từ kẻ đòi “dạy cho Việt Nam bài học”, Trung Quốc trở thành “người học trò” trước lực lượng chủ đạo là dân quân du kích gồm các cụ, các mẹ, các chị và bộ đội địa phương. Họ bị chặn đánh không kịp thở, quân đội thì ô hợp, thiếu kinh nghiệm chiến đấu; vũ khí tuy nhiều nhưng không hiện đại bằng chúng ta; là kẻ xâm lược, bành trướng nên quân tàu không có khí chí chiến đấu. Chiến tranh biên giới phía Bắc là nơi quân tàu bộc lộ nhiều điểm yếu chí tử và họ thất bại là sự tất yếu. 


Song hổ giao tranh, tất hữu nhất thương; chúng ta chiến thắng nhưng các tỉnh biên giới bị tàn phá nặng nề; chúng ta hy sinh nhiều của, nhiều người và phải mất nhiều năm mới khắc phục được hậu quả chiến tranh và đến 1991 ta mới bình thường hóa quan hệ với họ. Chiến tranh là điều không ai muốn vì khi nó xảy ra thì ngọc đá đều tan. Ôn lại lịch sử chứ không kích động hận thù. Ôn lại để càng thêm yêu quý giá trị của hòa bình, tri ân cha ông đã hiến máu xương để có ngày hôm nay. Tất nhiên, chủ quyền quốc gia là bất biến, là bất khả xâm phạm; nếu có bất cứ thế lực nào muốn xâm lược nước ta thì chắc chắn hào khí Việt Nam lại trỗi dậy và cái kết cho kẻ xâm lược sẽ đắng như cái cách mà người Pháp, Mỹ, Trung Quốc từng nhận./.

Fb LÃO CHĂN BÒ

 

Ngoài ra, để những “ông chủ” tung tiền cho Thắng thấy hài lòng về hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam rất tích cực của BPSOS, đánh bóng “thương hiệu”, Nguyễn Đình Thắng tích cực chỉ đạo các đối tượng trong nước tung tin xuyên tạc, tấn công trực diện vào hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước; rải bom tin đồn thất thiệt về nội bộ đấu đá, chia ghế, bầu cử không dân chủ, phe phái triệt hạ nhau; lồng ghép kêu gọi thả các tù nhân đấu tranh vì nhân quyền. Tuy nhiên, những trò này chỉ có thể bịp người thiếu thông tin. Phần đông người Mỹ gốc Việt đều biết Nguyễn Đình Thắng lợi dụng các hoạt động dưới danh nghĩa “hỗ trợ” cộng đồng để trục lợi cá nhân. Họ hiểu mục tiêu của y không phải vì lợi ích của cộng đồng mà cốt tạo tiếng tăm, từ đó dễ bề kiếm tiền.

Cái nghề “kinh doanh dân chủ, nhân quyền”, đầu cơ chính trị, tô vẽ hình ảnh cá nhân và các “tổ chức” do Nguyễn Đình Thắng cầm đầu đã giúp Nguyễn Đình Thắng bỏ túi số tiền vô kể. Chỉ với “dự án” phá hoại Đại hội Đảng XIII, Nguyễn Đình Thắng đã nhận tài trợ hơn 1,3 triệu USD để triển khai thực hiện các đề án chống phá vào trong nước, như: người thượng vì công lý, đề án vô Tổ quốc, đề án nhân quyền, đề án dân quyền qua đó huấn luyện đào tạo các đối tượng trong nước thu thập thông tin để viết báo cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo.

Cụ thể, BPSOS của Nguyễn Đình Thắng liên kết với tổ chức khủng bố Việt tân của Đỗ Hoàng Điềm hỗ trợ tài chính cho số đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục làm tay chân đắc lực, tuyên truyền lôi kéo tín đồ, giáo dân nhẹ dạ cả tin để thực hiện các hành vi phá hoại đất nước, núp bóng dưới cái mác vì nhân quyền, yêu nước.



Thậm chí, để tiện cho việc xách động giáo dân tại Vinh, Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục âm mưu tung thư nặc danh tấn công, bôi nhọ Linh mục Nguyễn Hữu Long – Giám mục chính tòa giáo phận Vinh, gây sức ép để “bứng gốc” Linh mục Nguyễn Hữu Long thuyên chuyển đi nơi khác. Về vụ này, Đức Hồng y Luis Autonio G.Tagle (Tổng trưởng bộ lan báo tin mừng cho các dân tộc – tòa thánh Vatican) cử Linh mục Nguyễn Văn Thiên (Tổng Giám mục tòa thánh Hà Nội) đến giáo phận Vinh kiểm tra. Âm mưu, thủ đoạn của đường dây Nguyễn Đình Thắng – Đỗ Hoàng Điềm – Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục nhanh chóng được bóc gỡ.

Năm 2012, khi Thắng mở cái gọi “thỉnh nguyện thư” gửi Chính phủ Mỹ yêu cầu gây áp lực buộc Việt Nam “cải thiện nhân quyền”, người Mỹ gốc Việt đã chửi như té nước: “Xem việc vận động giúp người tị nạn là một thương vụ kiếm tiền thì việc đó coi như là cứu giúp người tị nạn kiểu… khốn nạn nhất”, và “Lại thêm một vụ lừa bịp thỉnh nguyện thư trắng trợn nhắm vào người nhẹ dạ, không hiểu biết về luật pháp”. Thậm chí trên trang KBCHN (viết tắt của Khu Bưu Chính Hải Ngoại) – một tờ báo điện tử tiếng Việt ở Mỹ có người nói thẳng: “Rõ ràng không có việc làm nên mới có quá nhiều thì giờ lập ra hết ủy ban cứu nguy, hỗ trợ, giờ lại ủy ban đòi nợ!… kiếm không ra việc, phải sống bám vào mấy cái ủy ban cứu nguy này, đấu tranh nọ, phải sống bằng thỉnh nguyện, sáng chế ra thuốc nổ TNT”.

Thường thì, một kẻ lợi dụng vỏ bọc đấu tranh vì nhân quyền, tự do tôn giáo như Nguyễn Đình Thắng sẽ được số đối tượng cơ hội chính trị ở hải ngoại tung hô, ủng hộ. Thế nhưng, Nguyễn Đình Thắng lại bị chính số người Mỹ gốc Việt tại hải ngoại “bóc mẽ”, vạch trần là kẻ xảo trá chính trị, lợi dụng lòng tin của cộng đồng để ăn chặn tiền gửi, mà đỉnh điểm của việc này chính là vụ Holy Ngô, kẻ từng tham gia tổ chức BPSOS kiện Nguyễn Đình Thắng ra tòa án Mỹ về những bất minh tài chính.

Chỉ riêng điều này thôi, Nguyễn Đình Thắng đã không là cái gì trong mắt chính đồng bọn rồi!

 

Từ ngày 31/01 – 01/02/2023 vừa qua, tổ chức “Ủy ban cứu người vượt biển” (BPSOS) do Nguyễn Đình Thắng cầm đầu đã tổ chức cái gọi là “Hội nghị tự do tôn giáo quốc tế” tại Washington, Mỹ. Đây là một hoạt động thường lệ của tổ chức này và nói luôn, nó chẳng được ma nào chú ý ngoài các màn tự sướng của chúng. Bởi vì sao, bởi lẽ cái hội nghị này nhằm một mục đích duy nhất là cầm mic và xuyên tạc tình hình tôn giáo tại Việt Nam, vu cho Việt Nam những luận điệu như là đàn áp tự do tôn giáo vân vân, bất chấp thực tế là ra giêng chùa Việt Nam nào cũng tắc! Thế cho nên, bài này không để phản bác lại những luận điệu của “hội nghị” đó vì đã phản bác nhiều rồi, mà bài này xin vạch mặt kẻ cầm đầu BPSOS – tổ chức chống cộng cực đoan đã tổ chức cái hội nghị trên. Kẻ đó là Nguyễn Đình Thắng!

Nguyễn Ðình Thắng, nguyên quán tại Bùi Chu (Nam Ðịnh), vượt biên sang Mỹ năm 1978. Năm 1988, Thắng tham gia thành lập cái gọi là “Phong trào thanh niên cách mạng dân tộc Việt” – đây cũng là thời điểm vì những lý do khác nhau, một số người Việt Nam vượt biên nước ngoài. Ðánh hơi thấy có thời cơ kiếm chác, Nguyễn Ðình Thắng thành lập “Ủy ban cứu người vượt biển” (BPSOS) và đây chính là công cụ để Thắng thực hiện mục đích: kích động người Việt Nam rời bỏ đất nước để tạo cớ vu cáo Chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền, có lý do xin tài trợ từ Quỹ Quốc gia vì dân chủ (NED) và lợi dụng cơ hội vận động quyên góp tiền bạc cộng đồng người Việt ở nước ngoài, trực tiếp là người Mỹ gốc Việt. Tới năm 1998, tình trạng người Việt Nam vượt biên hầu như đã chấm dứt, điều kiện kiếm ăn không còn, Thắng liền tham gia “Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam” (CRFV), mục đích chính là mượn tay linh mục và tu sĩ để dễ quyên góp tiền. Tuy nhiên cái tổ chức này cũng nhanh chóng bị vạch mặt khi không có bóng dáng tu sĩ nào có mặt trong cái CRFV này.

Đối với những kẻ hoạt động chống phá đất nước Việt Nam đang sinh sống ở hải ngoại, chí ít phải nhận được sự ủng hộ của người cùng chí hướng. Tuy nhiên, Nguyễn Đình Thắng thì luôn bị các thành phần chống cộng, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt bóc mẽ, vạch mặt là kẻ đầu cơ chính trị, ăn chặn tiền gửi về nước chu cấp cho một số đối tượng chống đối, kiếm sống bằng nghề lừa đảo. Từ năm 1999 đến năm 2005, Nguyễn Đình Thắng cùng một số đối tượng khác tổ chức nhiều đợt vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài “quyên tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt trong nước”, mà thực chất là bịp bợm. Điều này được ông Hoài Thanh – bút danh Vân Nam, chủ báo Đại chúng phát hành trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, đã vạch mặt Thắng từ năm 1998 đến năm 2001 nhân danh tổ chức hàng chục đợt quyên góp nhưng tiền gửi về nước để chu cấp cho một số đối tượng chống đối không quá một phần ba số tiền quyên góp, còn lại thì chia nhau tiêu xài.

Càng ngày, Nguyễn Đình Thắng càng ngửi ra rất nhanh mùi tiền, một con buôn chính trị đầy lưu manh, gian xảo, khó ai sánh bằng. Nguyễn Đình Thắng tận dụng triệt để mọi thời cơ, tìm kiếm cơ hội “kinh doanh dân chủ, nhân quyền”, để “đu trend”, đánh bóng tên tuổi bản thân, gây tiếng vang trong “giới dân chủ”, để hái ra tiền. Trắng trợn nhất là thời điểm Mỹ tiến hành chế tài và cấm nhập cảnh với một loạt quan chức Trung Quốc vì bất đồng quan điểm chính trị, Nguyễn Đình Thắng như “đỉa ngửi được mùi máu” đã đẻ ra các “dự án” kiến nghị kêu gọi Mỹ áp dụng đạo luật Global Magnitsky trừng phạt chế tài các quan chức Việt Nam. Cùng thời gian này, Nguyễn Đình Thắng chỉ đạo “tay, chân” gieo rắc, rải đầy trên không gian mạng các thông tin xuyên tạc lãnh đạo Việt Nam “vi phạm nhân quyền” để có “cái cớ” làm thư thỉnh nguyện. Từ 2017 đến 2020, Nguyễn Đình Thắng và đồng bọn thực hiện cả chục hồ sơ kiến nghị, nhưng thành tích đạt được chỉ như “đấm vào không khí”./.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.