Công an tỉnhThái Bìnhvừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Kế hoạch số 240/KH-BCA-C02, thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen.
Đại tá Phạm Mạnh Hùng - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Thái Bình) dự và chỉ đạo hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo, chỉ huy công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Theo đó, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen, Công an tỉnh Thái Bình đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 118/CT-UBND về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hậu quả tín dụng đen đến các tầng lớp nhân dân, siết chặt công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự.
Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Trong 3 năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tham gia xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” cũng được các cấp, ngành, địa phương, đơn vị quan tâm, đẩy mạnh.
Kết quả, từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh Thái Bình đã phát hiện, điều tra làm rõ, bắt, khởi tố 18 vụ, 26 bị can phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, trong đó có 3 ổ nhóm chuyên cho vay lãi nặng.
Ngoài ra, cơ quan điều tra các cấp cũng đã tiến hành khởi tố 4 vụ, 9 bị can; xử lý hành chính 6 vụ, 15 đối tượng có hành vi cưỡng đoạt tài sản, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự, cố ý gây thương tích liên quan đến việc đòi nợ.
Hiện nay, có nhiều trường hợp người dân bị lừa đảo với các tổ chức tín dụng đen, dẫn đến nợ nần, phá sản. Vậy tín dụng đen là gì? Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý thế nào? - Minh Tài
Tín dụng đen là gì? Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý thế nào? (Hình từ internet)
1. Tín dụng đen là gì?
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định 03 loại nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Khoản 14 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Tuy nhiên, hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen. Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi).
2. Lãi suất cho vay hợp pháp là bao nhiêu?
Hiện nay, các tổ chức, cá nhân cho vay áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau. Mức lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 , cụ thể:
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
+ Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên tại thời điểm trả nợ.
- Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Như vậy, trong giao dịch dân sự, mức lãi suất cao nhất được quy định là 20%/năm. Tuy nhiên, trong quan hệ cho vay giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng thì lãi suất giữa các bên là thỏa thuận, trừ trường hợp theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN , theo đó:
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN .
- Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ngày 30/10/2022, một loạt YouTuber tự nhận là những người ủng hộ bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, hiện bị khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”) đã có những clip lives tream chia sẻ nội dung bà Hằng được tại ngoại.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của chúng tôi, hiện bà Nguyễn Phương Hằng vẫn đang bị tạm giam để tiếp tục điều tra. Vì thế, việc những YouTuber này tung tin thất thiệt đã gây rối loạn không gian mạng, rất cần được xử lý nghiêm.
Drama vẫn chưa kết thúc
Những tưởng, sau khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt thì drama do chính bà tạo ra sẽ kết thúc, cư dân mạng sẽ được hưởng không khí “yên bình”,nhưng không, các YouTuber trước đó ủng hộ bà Hằng tiếp tục drama còn dang dở của bà ta. Trong các cuộc livestream của họ, bà Hằng vẫn là nhân vật chính được nhắc đến, như một cách để họ nuôi sự kiện, nhằm lôi kéo sự quan tâm của một bộ phận cư dân mạng ủng hộ bà Hằng. Đa số những YouTuber này đều hành nghề bán hàng online, thế nên việc câu kéo người theo dõi, câu view, câu like luôn được các đối tượng lợi dụng triệt để. Họ không từ thủ đoạn nào, từ việc lôi các YouTuber khác ra đấu đá, chửi bới, lăng mạ (dù trước đó chung một chiến tuyến), đến việc lợi dụng việc con trai bà Hằng mới đây có đơn gửi cơ quan tố tụng đề nghị được đặt 10 tỷ đồng nhằm đảm bảo, thay thế biện pháp tạm giam cho mẹ được tại ngoại, để tung tin thất thiệt rằng bà Hằng đã được trở về.
Tính đến nay, bà Hằng đã bị tạm giam 7 tháng, nhưng cũng từ đó đến nay, không gian mạng vẫn tràn ngập các thông tin liên quan đến bà này, kéo theo hai luồng dư luận ồn ào đến từ hai phía, một bên bảo vệ bà Hằng hay còn gọi là “chính nghĩa” và một bên ở phía đối lập, còn được gọi là “lươn”.
Trước đó, một số cơ quan truyền thông đăng tải thông tin con trai bà Hằng gửi đơn xin cho mẹ mình được tại ngoại. Bám theo sự kiện này, một loạt YouTuber như Long Vlog, Chinh Le và các YouTuber trong nước như Hùng râu (chủ kênh Vua Trầm), Ngô Thanh Long (chủ kênh Long Ngô)... đã có clip chia sẻ sự kiện bà Hằng được tại ngoại, kéo theo những bình luận của phe “chính nghĩa” gây rối loạn dư luận và ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan chức năng. Trong đó, nguy hiểm nhất là có luồng dư luận cho rằng, “bây giờ cứ có tiền là không bị tạm giam, cứ nộp tiền vào là được bảo lãnh tại ngoại” như trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng. Nhiều người thiếu hiểu biết cho rằng, bà Hằng đang thực hiện tuyên bố “lấy tiền che thân” mà trước khi bị bắt, trong một livestream, bà này đã cao giọng thách thức.
Cũng liên quan đến drama của bà Nguyễn Phương Hằng, trước đó, vào cuối tháng 3/2022, bà P.T.L, chủ một tài khoản Tiktok cá nhân đã bị cơ quan chức năng xử lý vì có hành vi đăng tải, chia sẻ nhiều video clip có nội dung, thông tin sai sự thật, xuyên tạc hoạt động điều tra của cơ quan điều tra Công an TP Hồ Chí Minh, xúc phạm uy tín của chính quyền TP Hồ Chí Minh. Bà L thú nhận, vì là fan hâm mộ bà Hằng nên đã đăng tải các video lên mạng xã hội nhằm ủng hộ bà Nguyễn Phương Hằng và lôi kéo nhiều người đăng kí kênh. Sau khi được giáo dục, bà L nhận thức rất rõ hành vi của mình và cam kết không tái phạm. Cũng không nằm ngoài drama này, ngay sau khi bà Hằng bị bắt một thời gian ngắn, một số YouTuber và Tiktoker đã tung tin thất thiệt như bà Hằng được chồng bảo lãnh cho tại ngoại, chỉ bị phạt 1,5 triệu đồng và đã được thả về.
Một đối tượng được cho là rất tích cực trong việc xuyên tạc hoặc tham gia các buổi livestream có nội dung xuyên tạc, đó là Ngô Thanh Long (tức YouTuber “Long Ngô”). Ông Ngô Thanh Long từng xuất hiện trong buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng và đã có hành vi “cung cấp thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức”. Tại buổi livestream này, Ngô Thanh Long đã có lời lẽ xúc phạm báo chí. Kết cục cho hành vi này là ông Long đã bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7,5 triệu đồng.
Đáng nói, mặc dù đã từng bị xử phạt về những phát ngôn sai sự thật, nhưng ông Long cũng như nhiều YouTuber khác không từ bỏ drama “chị đại” để lại. Đình đám nhất trong những YouTuber bám vào drama của bà Nguyễn Phương Hằng phải kể đến Long Vlog và Chinh Le. Cư dân mạng trong ngày 30/10/2022 đã xôn xao trước thông tin nhóm này chia sẻ trong livestream với nội dung bà Hằng được tại ngoại: “Chị Hằng về, anh em YouTuber hội ngộ ăn mừng”. Tham gia buổi livestream, ngoài Long Vlog, Chinh Le, còn có một số đối tượng khác cũng thuộc biệt đội “chính nghĩa” như Nhidtvlog và Saly Huynh. Một đối tượng khác cũng tung tin thất thiệt về bà Hằng, đó là chủ kênh YouTube “Cuộc sống bốn phương”. Vì là tin hot, thế nên chỉ trong thời gian ngắn, những kênh YouTube này đã thu hút một lượng lớn người xem trực tiếp, để lại hàng nghìn bình luận vẫn là đến từ hai phía: “Chính nghĩa” và “lươn”, mà nội dung chủ yếu là chửi bới, xúc phạm danh dự lẫn nhau, biến không gian mạng thành một bãi rác khổng lồ.
Đánh đối thủ và… đánh nhau
Luôn tự nhận ở phe “chính nghĩa”, tôn trọng sự thật, là những người sống nghĩa khí, nhưng rốt cuộc thì những đối tượng là chủ các kênh YouTube kể trên trong thời gian qua đã có lối hành xử trên không gian mạng rất phản cảm, thiếu văn hóa.
Đầu tiên, phải kể đến YouTube Chinh Le. Người này trong thời gian bà Phương Hằng chưa bị bắt, đã thường xuyên có những buổi livestream chiến đấu với phe đối lập, mà đỉnh điểm là trong một buổi xuất hiện trên kênh của bà Phương Hằng, chủ nhân YouTube Chinh Le đã có những lời lẽ vu khống, xúc phạm ca sĩ Vy Oanh hết sức vô văn hóa và vô đạo đức. Cũng vì nội dung này mà ca sĩ Vy Oanh đã có đơn tố cáo gửi Cơ quan công an, yêu cầu xử lý hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự cô của ông Lê Kim Chính, chủ nhân YouTube Chinh Le.
Một YouTuber khác khiến bà Hằng cũng phải e ngại vài phần là Nguyễn Công Long, chủ kênh YouTube Long Vlog. Ngoài việc chửi bới, lăng mạ các YouTuber ở phía đối lập, Nguyễn Công Long còn có lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm một số YouTuber cùng “chiến tuyến” hết sức phản cảm, bậy bạ. Trong một thời gian dài, các buổi livestream của những người như ông Chính, ông Long thu hút sự theo dõi của đông đảo người tham gia các nền tảng xã hội, tạo thành một thứ rác tràn ngập trên không gian mạng. Những hành động đó bị lên án rất nhiều, đến từ chính những người đã từng ủng hộ kênh YouTube của ông Long. Nhưng, ngược lại, vẫn có những “khán giả” ủng hộ ra mặt, tung hô lối hành xử vô đạo đức của chủ kênh YouTube này.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện hai chủ nhân kênh Long Vlog và Chinh Le đều sinh sống ở nước ngoài và thỉnh thoảng có về Việt Nam. Nhiều người cho rằng, cũng có thể những người này ở nước ngoài nên mới có thể mạnh miệng xúc phạm người khác như vậy. Ngồi một chỗ và cào bàn phím chửi bới, lăng mạ người khác khi nào cũng dễ hơn việc phải đối mặt. Rất nhiều YouTuber ngày nay chọn cách này để gây sự chú ý nhằm tạo tương tác cho kênh của mình. Đôi khi, họ cũng gặp trạng thái ảo tưởng về chính mình, ảo tưởng quyền lực khi thấy mình nói đến đâu, “khán giả” tung hô đến đấy.
Cư dân mạng thì vốn hiếu kỳ và dân trí cũng không đồng đều, khi đã theo dõi kênh của ai và coi người đó là thần tượng, họ rất dễ bị dẫn dụ và bất cứ lời nào của thần tượng đối với họ cũng là chân lý. Thực tế đã xảy ra hiện tượng hâm mộ bà Nguyễn Phương Hằng. Hâm mộ đến mức mù quáng, sẵn sàng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật để chà đạp những người không cùng quan điểm với mình. Vì vậy, cơ quan pháp luật và cơ quan quản lý văn hóa cần có biện pháp mạnh để xử lý về các hành vi xúc phạm, lăng mạ người khác của chủ nhân các kênh YouTube. Bởi chính những người này đã góp phần đổ thêm rác vào một núi rác trong không gian mạng vốn đã khổng lồ.
Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/1/2022), quy định “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật,xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân,... thì tùy vào hành vi khách quan, khách thể, chủ thể của hành vi phạm tội cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra mà Bộ luật Hình sự 2015 điều chỉnh, quy định trong nhiều điều luật với các tội phạm cụ thể như: Tội vu khống (Điều 156); Tội làm nhục người khác (Điều 155); Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159); Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (Điều 331); Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước (Điều 337); Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước (Điều 338); Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 361); Tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 362)...
Khi có hành vi cụ thể xảy ra, dựa trên tính chất, mức độ và hậu quả, tác hại do hành vi đó gây ra, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Nghị định số 14/2022/NĐ-CP để đánh giá và có hình thức xử lý phù hợp.