Những năm gần đây, “xã hội dân sự” được nhiều cá nhân bất mãn chính trị và các thế lực thù địch thường xuyên đề cập trên một số diễn đàn mạng xã hội. Đằng sau việc hô hào phát triển "xã hội dân sự" theo mô hình phương Tây, các thế lực thù địch âm mưu thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống phá sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta.

Lợi dụng việc đề cao các quyền lập hội, quyền công dân, quyền tự do tôn giáo và quyền tự do báo chí, các thế lực thù địch bên ngoài cấu kết với các phần tử thoái hóa, biến chất, bất mãn chính trị bên trong đã thổi phồng và lợi dụng chiêu bài “xã hội dân sự” để chống phá quyết liệt. Chúng tìm cách lôi kéo quần chúng vào các nhóm, hội, diễn đàn tự phát với nội dung: Đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng; bảo vệ môi trường, dân chủ, nhân quyền… để tập hợp lực lượng qua các mạng xã hội, như: Diễn đàn xã hội dân sự, Hội Anh em dân chủ, Văn đoàn độc lập, Hội Nhà báo độc lập, Hội Phụ nữ nhân quyền…

Mặc dù hoạt động theo phương thức tự phát nhưng các hội nhóm này luôn có sự liên kết nhau và câu kết chặt chẽ với các tổ chức phản động bên ngoài để phát triển lực lượng, hình thành các hội nhóm hoạt động “bất bạo động” tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, xuyên tạc lịch sử, khoét sâu mâu thuẫn dân tộc, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, làm giảm sút lòng tin của quần chúng với Đảng, Nhà nước; tạo tiền đề tập hợp, phát triển lực lượng, hình thành tổ chức chính trị đối lập. Các thế lực thù địch còn tìm cách tuyệt đối hóa tính độc lập tương đối của XHDS nhằm từng bước làm cho các tổ chức XHDS trở thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước ta; ra sức tuyên truyền XHDS là hiện thân của tự do, dân chủ và những gì tốt đẹp trong xã hội; đả kích, xuyên tạc, phủ nhận bản chất nhà nước XHCN, coi đó là mô hình nhà nước độc tài, toàn trị, không có khả năng điều hành xã hội, không phát huy dân chủ vì thiếu XHDS. Các thế lực thù địch tìm cách xoáy sâu, thổi phồng những tiêu cực, hạn chế của mặt trái nền kinh tế thị trường ở nước ta, những thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tệ nạn tham nhũng, hối lộ… nhằm hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta.

Với lập luận, XHDS là “đối quyền của quyền lực nhà nước” để tập trung đòi thực hiện trách nhiệm xã hội, chia sẻ quyền lực chính trị cho XHDS; thực chất là cổ vũ tư tưởng coi nhà nước đối lập với XHDS; kích động thái độ vô chính phủ, lấy phá hoại thay cho xây dựng hòng từng bước đưa XHDS thành lực lượng đối trọng với Đảng, Nhà nước. Các đối tượng lợi dụng mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng để phát tán thông tin bịa đặt, bôi nhọ Đảng, chính quyền; tung hô những đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, số cán bộ tha hóa, bất mãn; phủ nhận, xét lại lịch sử và giá trị văn hóa dân tộc; kích động tư tưởng vô chính phủ, tuyên truyền các giá trị ưu việt của văn hóa phương Tây, làm phai nhạt lý tưởng, giảm sút lòng tin của các cán bộ, đảng viên đối với Đảng, Nhà nước, từ đó làm “đổi màu” các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan do dân bầu.

Thông qua dự án tài trợ, tổ chức hội thảo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ..., không ít tổ chức phi chính phủ (NGO) ngoài nước đã tìm cách tiếp xúc, móc nối, mua chuộc số cán bộ, đảng viên thoái hóa để tuyên truyền, kích động tâm lý bất mãn, lôi kéo họ thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước. Chúng khai thác, lợi dụng internet để phát tán thông tin thất thiệt, bịa đặt, bôi nhọ Đảng, chính quyền và các đồng chí lãnh đạo; tung hô những chức sắc tôn giáo, trí thức, văn nghệ sĩ bất mãn, cơ hội chính trị; kích động tư tưởng vô chính phủ, tuyên truyền các giá trị ưu việt của văn hóa phương Tây... Mục đích cuối cùng là làm “đổi màu” các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, từ đó phê phán công cuộc đổi mới, tiến tới đòi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” đã xác định hành vi phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi phát triển "xã hội dân sự"… là một trong những hình thức “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ nhanh nhất. Nếu cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân không hiểu rõ bản chất, nắm vững vấn đề thì rất dễ “nhiễm độc”.

Hiện nay, nước ta có gần 400 hội đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc; trên 600 tổ chức nghiệp đoàn đang hoạt động tại các địa phương và khoảng hơn 600 tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với Việt Nam, trong đó có gần 400 tổ chức có các chương trình, dự án triển khai tại nước ta. Riêng tôn giáo (một trong những lĩnh vực được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước ta), quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân thời gian qua cũng hết sức được coi trọng.

Trước tình hình trên, việc đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng “xã hội dân sự” chống phá Việt Nam là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Trong đó, vấn đề đầu tiên là phải phân biệt, đánh giá đúng vai trò, vị trí của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để tập trung lãnh đạo, định hướng tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước; cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, không để bị tác động, lôi kéo vào các hành vi làm tổn hại đến đất nước. Muốn vậy, bản thân các tổ chức này cũng cần phải tự thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, gắn bó mật thiết hơn với đời sống xã hội và thành viên của tổ chức mình.

Ngoài ra, một vấn đề rất quan trọng cần được làm thường xuyên, liên tục là nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức quần chúng. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần phát huy tốt hơn chức năng phản biện xã hội, giám sát, vận động nhân dân cùng tham gia giám sát, phản biện, góp ý kiến trong việc hoạch định cơ chế, chính sách nhằm góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị từ trung ương tới cơ sở trong sạch, vững mạnh, tiếp tục phát huy tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Cùng với đó, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam; kiên quyết xử lý các tổ chức hội, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động vi phạm pháp luật; kịp thời ban hành các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức xã hội theo đúng định hướng phát triển đất nước.

Đặc biệt, đối với các tổ chức hội, cá nhân có biểu hiện hoạt động phức tạp, có dấu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, lợi dụng tự do, dân chủ chống, phá Đảng, Nhà nước, nhân dân cần phải bị xử lý nghiêm khắc; cùng với đó là tăng cường đối thoại, tiếp xúc, cảm hóa chính trị đối với quần chúng, nhân dân bị các thế lực thù địch lôi kéo nhằm thực hiện ý đồ chống đối từ bên trong, tạo ổn định chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội để đất nước phát triển./.

Quan họ áo xanh

Hàng loạt các quan chức sai phạm, dù là về hưu hay còn đương nhiệm đều bị xử lý nghiêm khắc, đúng người, đúng tội và thu được số tiền trục lợi bất chính về cho ngân sách nhà nước. Cuộc chiến chống tham nhũng được thực hiện xuyên suốt, thậm chí cường độ ngày càng “ép-phê” hơn, khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Xử lý mạnh hơn, không nhụt chí trước tham nhũng, không phải vì Đại hội Đảng mà chùng lại”. Các thành viên Bộ Chính trị nêu quan điểm tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, tiếp tục tổ chức điều tra, phát hiện tới đâu, xử lý tới đó. 

Tham nhũng được xử lý tận gốc. Đến cán bộ cao cấp, nguyên ủy viên Trung ương, nguyên bộ trưởng sai phạm đều được đưa ra trước tòa.

Từ chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: xử lý tham nhũng nghiêm minh không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai. Hàng loạt các vụ án chấn động, các cán bộ tham nhũng được đưa ra xét xử. Điển hình gần đây nhất là đại án MobiFone, cựu bộ trưởng TT&TT, ông Nguyễn Bắc Son ăn hối lộ 3 triệu USD đã lãnh mức án tù chung thân và phải nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính trên; cựu bộ trưởng TT&TT, ông Trương Minh Tuấn bị phạt 14 năm tù và phải nộp lại 200.000 USD ăn hối lộ; ông Lê Nam Trà, cựu chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, 23 năm tù và nộp 2,5 triệu USD; ông Cao Duy Hải, cựu tổng giám đốc MobiFone, bị 14 năm tù, nộp 500.000 USD.

Ban Chỉ đạo nêu ra hàng loạt vụ án phải xử lý trong năm 2020, trong đó có các vụ nổi cộm: “Buôn lậu, rửa tiền” xảy ra tại Công ty Nhật Cường; Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri); Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên; Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” liên quan đến dự án 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM… Đó là những vụ án nhức nhói, gặm nhấm, hút máu không biết bao nhiêu tài nguyên của quốc gia, sự thiệt hại không chỉ có tiền, mà còn làm cản trở sức bật phát triển của đất nước, trong giai đoạn hội nhập, đất nước cần nguồn lực để đón đầu.

Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, các cơ quan có thẩm quyền đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 ủy viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, hai ủy viên Bộ Chính trị.

Tham nhũng được ví như những con bọ chét hút máu, bên cạnh con to nhất luôn có những con bọ nhỏ kèm theo. Con càng lớn thì hút máu càng nhiều, gây nhiều thiệt hại, làm ảnh hưởng càng nhiều đến sức khỏe vật chủ. Như những con bọ ẩn nấp tinh vi, cán bộ tham nhũng cũng vậy, không bao giờ có một cá nhân tham nhũng mà là cả một đường dây, năm, bảy người. Khi những người cán bộ chức càng cao, không giữ được mình, lòng tham không được “nhốt lại” thì sai phạm càng lớn, đồng bọn càng đông và độ mưu mô xảo quyệt, xóa dấu vết càng tinh tường.

Để đưa những vị cán bộ tham nhũng, phá hoại tiền ngân sách ra ánh sáng, đó là cả quá trình khó khăn, gian nan và đầy thử thách. Đòi hỏi các lực lượng thực thi công vụ, điều tra không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà còn phải bản lĩnh, biết giữ mình và không bị cám dỗ, lôi kéo. Khó như vậy đó, cho nên, khi thấy những con “bọ” tham nhũng, đục khoét, hút máu đất nước lần lượt được lôi ra ánh sáng pháp luật, rồi đứng trước vành móng ngựa, người dân ai cũng vui mừng. Chính sự quyết liệt, hành động cụ thể trong công tác chống tham nhũng – diệt giặc nội xâm của Bộ Chính trị ngày càng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân.

Một con “bọ chét” được loại trừ, đưa ra khỏi hàng ngũ cán bộ, không chỉ giúp thanh sạch hệ thống chính quyền, là động lực để hệ thống công quyền phục vụ tốt hơn cho nhân dân, giúp đất nước có nhiều hơn các cơ hội để phát triển, mà trên hết là thiết lập kỷ cương, đủ tính răn đe cho những ai lăm le sai phạm, nhìn vào đó mà cảnh tỉnh.

Và cho đến ngày hôm nay, quan điểm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước là tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, tiếp tục tổ chức điều tra, phát hiện tới đâu, xử lý tới đó. Quan điểm xuyên suốt của Bộ Chính trị trong công tác chống tham nhũng: không có vùng cấm, không loại trừ bất kỳ ai dù ở cương vị nào. Ấy vậy mà, các thành phần chống phá, tổ chức Việt Tân, các thành phần lưu vong dựng chuyện, xuyên tạc trắng trợn thành “Bộ Chính trị bảo vệ cho tham nhũng; không trinh sát Đảng viên”, mục đích vẽ nên bức tranh xám xịt cho chế độ, hòng gây mất niềm tin, chia rẽ nhân dân và chính quyền. Đây là những thủ đoạn đã quá quen thuộc mà những kẻ chống phá thực hiện. Tuy nhiên, dù có xảo biện, hay sử dụng bất cứ kỹ xảo nào, những kẻ cơ hội chính trị cũng không thể thay đổi được sự thật. Nhất là trong thời đại 4.0, các kênh thông tin rộng mở, ngay cả Quốc hội họp, đại biểu phát biểu vấn đề gì, cũng được truyền thông rộng rãi, trên tinh thần dân chủ, minh bạch, dân biết, dân bàn thì “tin vịt” của những bàn tay nhám nhúa, dã tâm đen tối làm sao qua mặt được người dân Việt Nam.

Muốn biết chế độ như thế nào, các cơ quan công quyền phục vụ người dân ra sao, chỉ cần nhìn vào sự phát triển của đất nước, sự hài lòng của số đông người dân là phần nào đánh giá được. Với sự ủng hộ của người dân trong công cuộc chống tham nhũng của Đảng, mỗi khi có cán bộ nào sai phạm bị kỷ luật, cách chức, truy tố, người dân lại hồ hởi nói “củi lại vào lò” – hẳn là ai cũng biết, uy tín và niềm tin của Đảng trong dân?!

Hải Yến

Cách đây đúng 2 năm, ngày 10/6/2018, cả nước như bàng hoàng với những gì diễn ra ở ở Bình Thuận và một số địa phương khác. Sau khi xuất hiện những lời kêu gọi biểu tình phản đối Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu)và Luật An ninh mạng, một số người dân do bị kích động hoặc thiếu hiểu biết đã tham gia tuần hành, tụ tập trái phép ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngày 10 và 11-6-2018, tại một số tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là ở Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra cảnh nhiều người tụ tập trái phép, biểu tình bày tỏ thái độ không đồng tình với Dự luật đang được Quốc hội xem xét, gây ách tắc giao thông, thậm chí ở nhiều nơi trụ sở chính quyền bị đập phá, để lại hình ảnh xấu về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.


Điển hình là tối ngày 10-6-2018, hàng trăm người quá khích đã xô cổng, đập vỡ cửa kính vọng gác, tấn công lực lượng bảo vệ và ném bom xăng, đốt một số xe máy, ôtô bên trong trụ sở UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận. Những người này tiếp tục dùng mảnh kính, đá ném làm một số cảnh sát bị thương. Trụ sở của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng bị đập phá. Đến 22h, hàng trăm người manh động, tháo bảng hiệu, ném bom xăng gây cháy nhiều phòng làm việc, phá hoại tài sản nhà nước tại trụ sở UBND tỉnh. Nhiều người quá khích đã chia thành nhiều tốp đi từ thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong để chặn xe trên đường quốc lộ 1. Nhiều người lấy đá ném vào xe tuần tra của công an, gây hư hỏng nặng. Giao thông trên quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Bình Thuận bị tê liệt từ 17h ngày 10-6 đến 0h ngày 11-6. 

Vụ việc ở Bình Thuận nói riêng và một số địa phương khác nói chung liên quan đến biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu kinh tế cho thấy những nguy cơ, thách thức đối với an ninh quốc gia; nhất là những nguy cơ về cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố xảy ra ở Việt Nam và mặt trái của mạng xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ và tốc độ phổ cập Internet ở Việt Nam, số lượng người sử dụng mạng xã hội tăng nhanh chóng; tuy nhiên, ý thức cũng như nhận thức người dùng mạng xã hội ở Việt Nam không cao, dễ bị các thế lực thù địch đưa tin sai trái, lừa bịp. Trong vụ việc ở Bình Thuận, qua quá trình xác minh, lực lượng chức năng xác định nhiều đối tượng không nghề nghiệp, có tiền án, tiền sự được cho tiền để đi gây rối. Số khác như người già, người thiểu năng trí tuệ, thanh niên, sinh viên, học sinh bị xúi giục cũng tham gia biểu tình. Khi đến nơi sự việc xảy ra, do bị ảnh hưởng tâm lý đám đông, họ đã có những hành động quá khích, thậm chí phá hoại tài sản nhà nước, chống đối lực lượng công an.

Bên cạnh đó, vụ việc ở Bình Thuận cho thấy một thực tế rõ ràng rằng, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, ý đồ xấu với Việt Nam. Chúng luôn tìm cách lợi dụng, thổi phồng những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ của chúng ta để lôi kéo, bôi nhọ, nói xấu nhằm mục đích cao nhất là lật đổ chế độ, kích động biểu tình, bạo loạn ở trong nước.

Chính từ những vấn đề trên, đòi hỏi các cấp, chính quyền cần thường xuyên cảnh giác trước âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch, đồng thời, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ mạng xã hội, tránh để các đối tượng lợi dụng vào hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối trật tự công cộng.

Con đường phía trước

Đã có bài tổng quan về Tin lành chưa được cấp đăng ký hoạt động ở Việt Nam, xin tiếp tục giới thiệu vài tổ chức Tin lành có nguồn gốc từ Hàn Quốc hoạt động gây mất an ninh,  trật tự ở nước ta thời gian qua để bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn, nâng cao cảnh giác.

“Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”

Đây là tổ chức đã được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều trong thời gian qua. Nay Tre Việt tổng quan để bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn. “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” thuộc tổ chức “Hội thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin lành thế giới” có trụ sở tại Hàn Quốc. Tổ chức này coi ông Ahn Sahng Hong là “Đức Chúa Trời Cha” và bà Jang Gil Ja là “Đức Chúa Trời Mẹ”, không tổ chức lễ Giáng sinh, không thờ cây thánh giá, trong hình thức sinh hoạt có nhiều điểm mang yếu tố mê tín dị đoan, bất minh về tài chính và việc thu tiền của người tin theo. “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” bị các tổ chức Tin lành chính thống ở Hàn Quốc “tẩy chay” và coi tổ chức này là tà giáo. Từ năm 2014-2017, nhiều gia đình tại Hàn Quốc và một số tín đồ rời bỏ tổ chức này đã gửi đơn tố cáo, khiếu kiện tổ chức này gây chia rẽ, phá vỡ hạnh phúc gia đình, lừa đảo, trốn thuế.

Tại Việt Nam, giáo phái này xuất hiện từ năm 2001 nhưng đến năm 2016 mới bắt đầu phát triển mạnh. Tổ chức này đã sử dụng nhiều cách để truyền giáo một cách trái pháp luật, như: phân công người đi các địa phương truyền đạo, sử dụng danh nghĩa công ty kinh doanh, giới thiệu việc làm để truyền giáo và đã lôi kéo được khoảng 5.000 người tham gia. Từ năm 2017 đến 2018, tổ chức này phát triển mạnh tại Việt Nam và có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự. Phần lớn hoạt động của tổ chức này có nhiều mặt tiêu cực, trái với phong tục, tập quán, đạo đức xã hội Việt Nam, có biểu hiện mê tín dị đoan, lợi dụng giáo lý để trục lợi cá nhân. Hoạt động của tổ chức này đã gây ra dư luận xấu tại Việt Nam. Nhiều gia đình có vợ, chồng, con đi theo tổ chức này đã gửi đơn tố cáo đến các cấp chính quyền đề nghị cấm tổ chức này hoạt động do bức xúc trước việc người thân của họ sau khi theo tổ chức này bỏ bê công việc, vợ chồng mâu thuẫn, ly hôn, sinh viên bỏ học, v.v.

Giáo phái Tân Thiên Địa

Giáo phái Tân Thiên Địa bắt nguồn từ Hàn Quốc, do ông Lee Man Hee sáng lập năm 1984 và tổ chức này coi ông Lee Man Hee là Đấng Giê Su thứ hai được đề cập trong Kinh thánh và sẽ mang tín đồ lên Thiên Đàng cùng mình vào “ngày phán xét”. Những người theo tổ chức này đều tin Lee Man Hee là bất tử; thời đại của Lee Man Hee là dấu hiệu của ngày tận thế nên phải tin Lee Man Hee thì mới thoát khỏi đại nạn và không bị phán xét. Các tín đồ của tổ chức cũng là người được Chúa lựa chọn, để có được cuộc sống vĩnh cửu, các tín đồ không được coi trọng gia đình, phải tập trung vào nhà thờ, có thể từ bỏ luật pháp, luân lý, đạo đức, gia đình và cả thể xác nhưng phải tin tưởng và tuyệt đối chấp hành các quy định của giáo phái.

Tổ chức này hoạt động lén lút, bí mật; thường lấy danh nghĩa của các tổ chức phúc lợi công cộng, hỗ trợ nhân đạo để truyền giáo, lôi kéo tín đồ của các tổ chức Tin lành hợp pháp. Những người sau khi tin theo phải đóng 40% thu nhập cá nhân, hoàn thành các chỉ tiêu tuyển thành viên hằng năm, nếu không sẽ bị phạt. Tổ chức này thường lấy phương thức tác động tư tưởng, lấy “ngày tận thế” để hù dọa, ràng buộc tín đồ. Tại Hàn Quốc các tổ chức Tin lành chính thống tẩy chay tổ chức này và coi nó là tà giáo. Nhiều tín đồ Tân Thiên Địa tìm cách bỏ giáo phái do không chịu được giáo lý cực đoan, nghi lễ hà khắc, nhất là việc khuyến khích tín đồ nói dối, từ bỏ gia đình để đi theo giáo chủ. Đáng chú ý thời gian gần đây, liên quan đến đại dịch Covid-19 tại Hàn Quốc, nhiều tín đồ Tân Thiên Địa mang tư tưởng nhiễm virus nhưng không đến bệnh viện mà đến nhà thờ xin tha tội và chữa bệnh. Điều này khiến bệnh dịch tại Hàn Quốc lây nhiễm phức tạp (khoảng 60% ca lây nhiễm liên quan đến tổ chức Tân Thiên Địa). Ngày 01/3/2020, chính quyền thành phố Seoul đã đề nghị khởi tố Ban lãnh đạo Tân Thiên Địa với các cáo buộc giết người, cố ý gây thương tích, vi phạm phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.

Tre Việt giới thiệu vài nét thế để mọi người biết và tránh xa các tổ chức này./.

Trải qua rất nhiều hy sinh, mất mát của triệu triệu thế hệ cha ông, chúng ta mới có hòa bình độc lập như ngày hôm nay. Giá trị của cuộc sống bình yên ấy, sao có thể đánh đổi bằng những thứ huyễn hoặc, viển vông và lừa dối, dù chúng đã được khoác trên mình những chiếc áo mỹ miều?

1. Dịch COVID-19 xuất hiện đã đặt nhân loại trước một thử thách mới, một sức mạnh nguy hiểm đe dọa sức khỏe, tính mạng của mọi người dân, không phân biệt màu da, giới tính, giàu nghèo. Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của virus này. Chỉ hơn 4 tháng xuất hiện, dịch COVID-19 đã càn quét qua hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người. Nhân loại đối diện với một thử thách mới, tàn khốc và dữ dội không kém gì một cuộc chiến. Cuộc đấu tranh sinh tồn đã đặt các quốc gia đứng trước nhiều lựa chọn, giữa sinh mệnh con người với lợi ích kinh tế, giữa lợi ích quốc gia và tính mạng của đồng bào? Cũng chính trước sự lựa chọn đó, ta sẽ thấy rõ bản chất, mục tiêu của một quốc gia, dân tộc.
 
Việt Nam là một nước nghèo, xuất phát điểm thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Những năm tháng đất nước phải oằn mình qua bao cuộc chiến đã khiến chúng ta rơi vào khó khăn trăm bề. Khó khăn là vậy, thử thách là thế, nhưng đứng trước sự lựa chọn, Chính phủ ta luôn ưu tiên hàng đầu việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, bảo vệ giống nòi của con dân Đại Việt, dù người con đó đang sinh sống, học tập và làm việc ở đâu. Căng mình để dồn nguồn lực cho cuộc chiến chống dịch nhưng chúng ta vẫn luôn đảm bảo cho người dân được chữa trị miễn phí, được đảm bảo các nhu yếu phẩm. Dù cuộc chiến chống dịch COVID-19 chưa kết thúc, nhưng đến nay, chúng ta đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, nhân dân ta đã thiết lập trạng thái cuộc sống mới. Hiện thực và kết quả trên hoàn toàn trái ngược với những lời xuyên tạc của những đối tượng chống phá, cơ hội chính trị. Lẽ dĩ nhiên, trong con mắt của những đối tượng trên, chúng chỉ quen tô vẽ và bôi xấu, chứ chưa bao giờ nhìn thẳng vào hiện thực khách quan đang xảy ra, diễn ra hàng ngày tại nước ta.

Với dân tộc Việt Nam, hòa bình là vô giá nên ai ai cũng trân quý

2. Đưa dẫn chứng về cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại Việt Nam để thấy rõ, việc các đối tượng xấu tìm mọi cách xuyên tạc, chống phá đã trở thành “con đường đi” quen thuộc của chúng từ trước đến nay. Trong thời gian qua, TAND các địa phương đã đưa hàng chục đối tượng ra xét xử trong các vụ án liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, kích động, tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. Đặc điểm chung của những đối tượng này, luôn là khoác lên mình chiếc áo dân chủ, tự do và hòa bình, là đấu tranh bảo vệ môi trường, vì quyền lợi của người dân. Nhiều kẻ còn lợi dụng tôn giáo để kích động chống phá, dù biết rằng, hành động đó đi ngược lại với Đức tin của Chúa. Đáng chú ý hơn, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, trong những năm gần đây, các "nhà dân chủ" ở nước ngoài đã ra sức móc nối, kích động một số phần tử chống phá ở trong nước, lôi bè kết cánh để chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách từ công khai đến bí mật ủng hộ vật chất và tinh thần cho những đối tượng này. Đến khi bị xử lý pháp luật, các đối tượng xấu lại khoác chiếc áo “tù nhân lương tâm”, “nhà dân chủ” cho chúng.

Những năm gần đây, lợi dụng sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, các thế lực thù địch và đối tượng phản động đã triệt để lợi dụng để xuyên tạc, tuyên truyền những thông tin sai trái; kêu gọi hình thành các hội nhóm trái phép; bôi nhọ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Mục tiêu của chúng là làm thay đổi nhận thức chính trị, làm người đọc không phân biệt được thông tin thật - giả, gây hoang mang, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh quốc gia, TTATXH.  Chúng cũng cố tình thêu dệt những thông tin sai sự thật nhằm làm suy giảm niềm tin của quần chúng với Đảng và Chính phủ. Đặc biệt, khi đất nước tổ chức các sự kiện đặc biệt quan trọng như Đại hội Đảng các cấp, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, chúng càng gia tăng hoạt động. Những thông tin cũ, chống phá được chúng “khoác” cho chiếc áo mới, giật gân nhằm câu like, kích thích sự tò mò của độc giả, kích động người dân gây rối. Không loại trừ âm mưu các đối tượng muốn thực hiện “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”... Hiện thực và kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới đã cho thấy sự nguy hiểm trong việc các đối tượng từng bước “chiếm lĩnh” tư tưởng, tiến tới hoạt động bạo lực, thay đổi thể chế chính trị. Trước khi bạo lực diễn ra, các thế lực bên ngoài cấu kết với đối tượng chống phá trong nước vẫn luôn đưa ra những hứa hẹn về sự thay đổi cuộc sống tươi sáng và hạnh phúc hơn, về những “miền đất mới”. Thế nhưng, kết quả nhận lại là gì? Bạo lực, mất mát, chia ly và nước mắt. Và khi đó, mọi sự giá như đều trở nên quá muộn màng.
 
3. Tình hình thế giới ngày càng diễn biến khó lường. Trong khi chúng ta đang được tận hưởng những ngày tháng bình yên, ở nơi khác, bạo lực vẫn xảy ra; trẻ em không được đến trường và không được đảm bảo quyền lợi hợp pháp. Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, chúng ta tích cực đóng góp cùng các quốc gia khác trong bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Từng trải qua đau thương, mất mát, chúng ta hiểu rằng, hòa bình hôm nay, đã phải đánh đổi bằng sự hy sinh của triệu triệu thế hệ cha ông. Từ cuối những năm 1980, nắm vững xu thế hòa bình và phát triển của thế giới, nhạy cảm trước thời cuộc và vận nước, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới; phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. 
 
Tôi và nhiều bạn trẻ khác được sinh ra khi đất nước đã thái bình, nhưng những mất mát, đau thương trong chiến tranh vẫn còn đó trong câu chuyện của ông bà kể lại và trong những thước phim tư liệu lịch sử. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta đã thắng lợi to lớn, là kết quả của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình, của sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ kính yêu kết hợp với chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc... Bằng nghị lực, niềm tin và sức mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, chúng ta đã từng bước vươn mình, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. “Cái sáng lòa” đó không chỉ về sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật, về đời sống ngày một ấm no, tốt đẹp hơn mà còn ở vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế. Có hòa bình rồi, chúng ta phải biết trân quý, gìn giữ và bảo vệ, không để các đối tượng xấu có điều kiện xuyên tạc, chống phá. Nhìn rõ âm mưu của chúng, để biết gia tăng “sức mạnh” cho bản thân trước những thông tin xấu, độc, để cùng đoàn kết phát triển đất nước. Từ đó, làm rực rỡ thêm những thành quả mà các thế hệ cha ông đã để lại, giữ vững “hòa bình, độc lập” cho nước non Đại Việt.

Trần Lâm (báo Công an Nghệ An)

Những ngày gần đây, trên internet xuất hiện khá nhiều trang báo mạng với đủ các thể loại (viết, hình, nói) đề cập đến một số vụ án hình sự vừa được các cấp tòa của Việt Nam xét xử. Chưa bàn đến tính chất, nội dung của các bản án, bởi để có được một bản án công minh, đúng người, đúng tội thì phải có một quá trình thực hiện tố tụng, xét xử chặt chẽ, khoa học, theo đúng luật định.

Nhưng cái cách tiếp cận vụ án của một số trang mạng xã hội rõ ràng là “có vấn đề”, bởi dường như họ muốn dẫn dắt dư luận theo cách nghĩ của họ, khiến dư luận nhìn nhận các vụ án một cách méo mó, đầy nghi ngờ. Mục tiêu cuối cùng của nhiều trang mạng là hướng tới xuyên tạc, phủ nhận nền tư pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam.

Hiểu cho đúng về một nền tư pháp dân chủ xã hội chủ nghĩa

Nền tư pháp của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (trước đây là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) hình thành sau khi nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng lên đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại chính quyền, thiết lập một nhà nước Việt Nam tự do, độc lập. Năm 1946, thể theo nguyện vọng của toàn dân, Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Đây là văn bản luật đầu tiên của nước Việt Nam mới, thể hiện đầy đủ quyền tự do, dân chủ mà người dân Việt Nam xứng đáng được hưởng và được Nhà nước bảo hộ. Cũng từ văn bản luật gốc này, từ thực tiễn cuộc sống, nhu cầu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (CNXH), các văn bản luật khác dần được hình thành, ra đời.

Quá trình xây dựng các văn bản pháp luật (gọi chung là các luật) được tiến hành chặt chẽ, khoa học, được lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và được tiếp thu, chỉnh sửa một cách hợp lý theo nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trước khi trình Quốc hội thông qua. Điều đó thể hiện tính dân chủ rất cao trong quy trình xây dựng các luật. Trong số 230 bộ luật, luật đang có hiệu lực thi hành và sắp có hiệu lực thi hành thì có hai bộ luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc khởi tố, xét xử các vụ án hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm, đó là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự. Các điều, khoản trong hai bộ luật nêu trên vừa khái quát đầy đủ các lĩnh vực, vừa cụ thể hóa rõ ràng các hành vi, dấu hiệu vi phạm hình sự của mọi cá nhân, tổ chức trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc áp dụng các điều, khoản trong quá trình tố tụng và xét xử được các cơ quan tư pháp tiến hành độc lập, theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, do đó về mặt nguyên tắc là rất chặt chẽ, không có chuyện vi phạm dân chủ như một số trang mạng cố tình đoán mò rồi dẫn lái dư luận. Trong điều kiện hiện nay, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ nên thông tin được truyền đi nhanh chóng và rộng rãi. Trong lĩnh vực điều tra, xét xử các vụ án cũng có quy trình rất minh bạch, công khai, thông tin đầy đủ, điều đó không cho phép các cá nhân tham gia vào quy trình xử lý các vụ án có thể cố tình làm sai lệch kết quả điều tra, xét xử.

Ảnh minh họa: tuyengiao.vn.

Mấy ngày vừa qua, không phải Hồng Kong, mà là nước Mỹ - là tâm điểm sự quan tâm của dư luận thế giới. Vào ngày 25/5, video liên quan đến vụ việc chấn động đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội, gây ra làn sóng phẫn nộ và nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn trong thành phố. Cụ thể, video ghi lại hình ảnh một viên chức của Sở cảnh sát thành phố Minneapolis bắt giữ George Floyd, người da đen sinh sống ở vùng ngoại ô của Minneapolis. Viên cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ Floyd trong khi Floyd liên tục rên rỉ: “Tôi không thể thở được”. Và bức ảnh với tiêu đề "Please, I can't breathe" lan tràn trên mạng xã hội để phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ. Viên cảnh sát Derek Chauvin đã bị khởi tố với tội danh giết người cấp độ 3 và ngộ sát. Cùng lúc 3 cảnh sát khác làm cùng sở với Chauvin đã bị sa thải với cáo buộc liên quan đến cái chết của người đàn ông tên George Floyd, 46 tuổi.

Các cuộc biểu tình, bạo loạn ở Mỹ

Dân làm báo vốn là một blog mạng tập hợp những blogger mang trong mình tư tưởng phản động, chuyên viết và đăng tải các bài viết có nội dung chống Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để thực hiện được mục đích đó, thông thường, các blogger này hay mượn những tình huống, sự kiện chính trị, kinh tế xã hội của thế giới và Việt Nam sau đó xuyên tạc, lái dư luận theo hướng có lợi cho chúng. Và một trong những chủ đề mà chúng ưa thích hiện nay đó chính là Phong trào Dù vàng ở Hong Kong cũng như hình tượng người đứng đầu trên danh nghĩa là Hoàng Chí Phong để vừa cổ súy cho phong trào đó, đồng thời kích động bộ phận thanh niên, sinh viên Việt Nam – những người chưa có nhận thức thấu đáo, biện chứng về các vấn đề xã hội đứng lên đi theo con đường đó.

Hoàng Chí Phong và phong trào Dù vàng ở Hong Kong đang được các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Việt Nam; Ảnh: Internet

Trong những ngày qua, tại Minneapolis và nhiều thành phố khác của Mỹ đang diễn ra các cuộc biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc trước cái chết của người đàn ông da đen George Floyd, 46 tuổi. Người đàn ông này bị nghi ngờ dùng hóa đơn giả và sau đó, viên sỹ quan da trắng đã đến bắt anh ta. Tuy đã bị còng tay nhưng viên cảnh sát vẫn dùng đầu gối gì cổ ông George Floyd trong hơn 8 phút, khiến ông này bị tử vong. Cái chết của ông George Floyd một lần nữa khiến chúng ta thấy được nạn phân biệt chủng tộc vẫn âm ỷ trong nước Mỹ và khi có cơ hội, nó đã bùng phát bằng những hành động biểu tình phản đối của người dân. Trong đó, nhiều cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn khi những người quá khích đốt phá nhà cửa và nhiều phương tiện. Ngay lập tức, chính quyền Mỹ đã điều lực lượng vệ binh quốc gia đến để ổn định tình hình, có nhiều biện pháp mạnh tay đối với những người biểu tình quá khích.

Điều đáng nói ở đây lại chính là bộ máy truyền thông của nước Mỹ. Là một nước luôn tự đánh giá cao bản thân, tự coi mình là chuẩn mực cho nền tự do, dân chủ, nhân quyền trong đó có tự do báo chí nhưng trong cuộc bạo loạn này, truyền thông Mỹ lại đang thể hiện một bộ mặt rất khác. Các trang tin của Mỹ dường như né tránh việc đưa thông tin sâu về vụ bạo loạn lần này như nguyên nhân dẫn tới vụ bạo loạn, người dân đã giận dữ ra sao hay lực lượng vệ binh đã trấn áp người biểu tình như thế nào. Và các trang tin của Mỹ chỉ đăng tải những dòng thông tin rất hời hợt thậm chí là chủ yếu đăng tải cảnh người biểu tình giận dữ đốt phá để tạo dư luận cho lực lượng vệ binh quốc gia vào trấn áp. Và nếu có hãng truyền thông nào dại dột làm bản tin tường thuật về việc lực lượng về binh trấn áp người biểu tình thì cũng cản trở hoặc bị bắt như phóng viên của đài CNN. 
 
Nhà báo CNN bị bắt khi đưa tin về cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát

Bắt đầu từ chiều 26/5 có một nhóm công nhân đến trước trụ sở Công ty Chí Hùng để phản đối việc doanh nghiệp sẽ cho tạm nghỉ việc trong 2 tháng (tháng 7 và 8). Lúc đầu, chỉ vài chục người đình công. Tuy nhiên, cho đến ngày 29/5 số lượng công nhân đình công phản đối lên đến 8.000 người trong tổng số hơn 9.500 công nhân làm việc tại Công ty Chí Hùng.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.