Bị cáo Vũ Quang Thuận và đồng phạm đã cùng nhau sản xuất video clip có nội dung chống phá Nhà nước, phao tin xuyên tạc sự thật… rồi tung lên mạng internet và nhận tiền ủng hộ.
Ngày 31/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ba bị cáo: Vũ Quang Thuận (sinh năm 1966, trú tại thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), Nguyễn Văn Điển (sinh năm 1983, trú tại tổ 16A, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) và Trần Hoàng Phúc (sinh năm 1994, trú tại 154/45 Phạm Văn Hai, Phường 3, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo quy định tại Điều 88, khoản 1, điểm a, c – Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo Cổng thông tin Bộ Công an, từ cuối năm 2016, các đối tượng Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển cùng tạm trú tại P. Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) đã thực hiện quay hàng trăm video clip có nội dung chính trị xấu.

Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Trung Quốc xuất bản năm 1905 chỉ rõ lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Một thanh niên Việt Nam chia sẻ bản đồ cổ Trung Quốc không có Trường sa, Hoàng Sa trên mạng xã hội.
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Anh Chử Đình Phúc từng ra thăm quần đảo Trường Sa.
Thạc sĩ Chử Đình Phúc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, một thanh niên sinh năm 1984 đang thực hiện việc chia sẻ hơn 10 tấm bản đồ cổ của Trung Quốc trên mạng xã hội, mà theo những tấm bản đồ này Hoàng Sa, Trường Sa không nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.
Chử Đình Phúc từng là sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, hiện đang công tác tại Viện khoa học xã hội Việt Nam. Công việc của anh có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thập thông tin, tài liệu về lịch sử Trung Quốc. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Thạc sĩ Chử Đình Phúc có trong tay những tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, Nhật Bản có thể chứng minh được rằng Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về Trung Quốc.
Hiện nay, trên trang cá nhân của Chử Đình Phúc có hơn 10 tấm bản đồ với chú thích đầy đủ, thể hiện rõ phân vùng lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt những tài liệu cổ này cho thấy Hoàng lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
Xem “kho bản đồ” do Chử Đình Phúc chia sẻ trên trang cá nhân:
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là tỉnh Hải Nam (năm 1850)- trích trong sách “1850 Thanh nhị kinh thập bát tỉnh dưa địa đồ” (1850清二京十八省舆地图)
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Bản đồ tỉnh Quảng Đông của nước Trung Quốc năm 1935 bao gồm cả đảo Hải Nam khi đó còn thuộc tỉnh này, không thấy cái gọi là Tây Sa, Nam Sa
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Bản đồ TQ có tên “Trung Hoa dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), vẽ trong khoảng thời gian 1911-1949, ko có Hoàng Sa, Trường Sa
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Bản đồ do người Nhật vẽ năm 1911 có tên “Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú”, vẽ rất chi tiết, hình ảnh sắc nét và tất nhiên là ko có Hoàng Sa, Trường Sa trong cương vực nước Trung Quốc.
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Tấm bản đồ trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên (1908)” (大清帝国全图 宣统元年)
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Tỉnh Quảng Đông nước Trung Quốc với đảo Hải Nam năm 1908, trích “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên” (大清帝国全图 宣统元年), Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1908.
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Bản đồ 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây – nước Trung Quốc năm 1903 với đảo Hải Nam, trích “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖).
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
“Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖) – Bản đồ vẽ nước Tàu năm 1903 do người Nhật Bản ấn hành
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Bản đồ nước Tàu có tên là “Chính trị khu vực đồ”, in tận năm 1936 không có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Bản đồ Trung Quốc năm 1911 bằng chữ Hán không có Hoàng Sa, Trường Sa.
Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh tấm bản đồ Trung Quốc năm 1905, được xem như một bằng chứng thuyết phục rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Bức ảnh chụp bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (theo Thanh niên)Tấm bản đồ do Tiến sĩ Mai Hồng lưu giữ trong nhiều năm qua và mới được đưa ra trước công chúng trong sự kiện ông tặng lại Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ cho Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam ngày 25/7. Thông tin về tấm bản đồ do chính Trung Quốc xuất bản không chỉ củng cố lý lẽ pháp lý cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền, lãnh thổ đất nước mà còn khiến dư luận Trung Quốc trở nên hỗn loạn.
Nắm bắt tình hình thời sự, cư dân mạng Việt Nam hiện đang tích cực chia sẻ hình ảnh, thông tin về tấm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa với khẩu hiệu “Vì chủ quyền đất nước, vì Trường Sa, Hoàng Sa, hãy chia sẻ”.
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Cộng đồng Zing Me chia sẻ thông tin về sự việc.
Cộng đồng mạng hãy cùng nhau chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy ở chủ nghĩa Mác – Lê-nin con đường cứu nước và phát triển đúng đắn cho dân tộc ta, Người đã khẳng định: bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin. Tuy nhiên, các thế lực thù địch xưa nay vẫn luôn phủ định, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, và cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sai lầm khi lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm cơ sở lý luận cho con đường phát triển của xã hội Việt Nam. Thế nhưng, họ đã lầm. Họ càng phủ nhận thì chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng được tôn vinh, tỏa sáng, khẳng định giá trị. Xét cả về mặt lý luận và thực tế cho thấy, chủ nghĩa Mác – Lê-nin là lý luận chính trị cơ bản, mang tính định hướng con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam.

TTO – Sau Thế chiến thứ hai, tháng 11-1946 lấy cớ giải giáp quân đội Nhật Bản, hải quân Trung Hoa dân quốc đã xâm chiếm đảo Hoàng Sa và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Họ đã làm gì ở đây?
Chứng tích Hoàng Sa - Việt Nam
Một góc đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam – Ảnh: AFP
Trong thời gian hơn hai tháng ở đảo Hoàng Sa và hơn ba năm ở đảo Phú Lâm, chính quyền Quốc Dân Đảng đã cho thực hiện nhiều cuộc khảo sát.
Ngày nay, phía Trung Quốc gọi những ghi chép trong thời điểm kể trên nói riêng và trong giai đoạn từ 1911 đến 1949 là “Dân quốc đáng án” (Hồ sơ thời Trung Hoa dân quốc). Hầu hết các tập hồ sơ này hiện nay do Cục Lưu trữ Đài Loan quản lý.
Tư liệu số 58
Trong tập hồ sơ “Tiến trú Tây Nam Sa quần đảo án” (Hồ sơ chiếm đóng quần đảo Tây Sa – Nam Sa) từ nguồn Bộ Nội chính (mã số hồ sơ: 0036/E41502/1), chúng tôi thấy có nhiều văn bản chép tay rất quan trọng liên quan đến hiện trạng địa lý, chứng tích nhân văn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Dưới đây là nội dung một tờ ghi chép lại hiện trạng hai di tích trên đảo Phú Lâm thời điểm 1946: tư liệu số 58. Tờ đánh số 58 là bản viết tay chép lại hai nội dung.
Một nội dung gồm các hoành phi, biển ngạch, câu đối, trụ đá khắc chữ tại miếu Cô Hồn trên đảo. Một nội dung là chép lại nội dung một tấm bia mộ.
Nội dung văn tự trong tư liệu số 58 về miếu Cô Hồn cho biết bên trong miếu có cặp câu đối và hai hoành phi đều bằng gỗ. Trước miếu là trụ đá vuông, hai mặt khắc chữ, một bên là bốn chữ “Sở thuộc dụng địa”, một bên là “Khai dương hoán nghiệp” (Ra khơi nên nghiệp lớn).
Chứng tích Hoàng Sa - Việt Nam
Bên trái tờ 58 là nội dung bia mộ ông Nguyễn Minh, góc phải trên bia đánh dấu (E), bốn chữ dọc “Pháp mộ bi văn”, góc dưới cùng là hai chữ bút phê “Tiêu hủy” viết ngang. Bên phải tờ 58, nơi đánh dấu (D) là nội dung câu đối, dưới dấu hiệu (D) là bốn chữ bút phê trong ngoặc đơn (Thử bi tiêu hủy) viết dọc
Mặt trước miếu là biển ngạch viết ba chữ “Hoàng Sa Thị”, hai bên là cặp đối viết “Xuân diệc hữu tình, nam hải hỉ phùng ngư lộng nhật; Nhân kỳ đắc ý, xuân phong hòa khí điểu phùng lâm” (đại ý: Xuân vốn có tình, biển nam vui với cá giỡn mặt trời; Người được như ý, gió xuân yên hòa đưa chim gặp cây rừng), lạc khoản đề “Đại Nam hoàng đế Bảo thập tứ niên tam nguyệt sơ nhất nhật”.
Chúng tôi xét thấy dòng lạc khoản này đã chép thiếu chữ “Đại” trong niên hiệu Bảo Đại, “Bảo Đại thập tứ niên” ứng với năm dương lịch là 1939; hoặc có thể chữ “Đại” bị sai thành chữ “thập”, nếu vậy thì câu văn sẽ là “Bảo Đại tứ niên”, ứng với năm dương lịch là 1929.
Bia mộ mang tên Nguyễn Minh
Nội dung bia mộ được chép lại nguyên văn, chỉ có hai chữ “An Nam” nơi trán bia là chữ Hán, còn lại đều là chữ Pháp và chữ Việt. Đó là mộ của một người lính Việt.
Những dòng chữ trên bia cho biết đây là mộ ông Nguyễn Minh, phiên hiệu lính thuộc địa, mất ngày mùng 7 tháng 9 năm Nhâm Ngọ Annam (1942), người làng Quảng Hậu, tổng Thanh Quýt, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, dựng bia ngày 10-7-1943 tại Boisée (Ile Boisée là tên tiếng Pháp của đảo Phú Lâm).
Nội dung bia mộ này ngoài việc giúp người đời sau biết thêm về thân phận một người đã vì công vụ nằm lại Hoàng Sa, còn gián tiếp cho biết thêm một góc khuất lịch sử nữa.
Đó là từ đầu năm 1939 đến cuối năm 1946 là thời gian quân đội Nhật chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.
Ông Nguyễn Minh mất năm 1942, tức trong thời gian này. Có lẽ phía Pháp đã không kịp di tản toán lính đồn trú ở đảo Phú Lâm, trong đó có ông Nguyễn Minh.
Cách viết văn bia cho chúng ta biết ông Nguyễn Minh được đồng đội đồng hương chôn cất, bởi trên bia ghi “mất ngày mùng 7 tháng 9 Annam, Nhâm Ngọ”.
Trước đây chúng ta gọi âm lịch là “lịch An Nam”, cách ghi ngày mất theo âm lịch để cúng giỗ là chi tiết thể hiện tập quán của người Việt.
Đi tìm tông tích ông Nguyễn Minh
Tất cả chứng tích không phải 
Trung Quốc: tiêu hủy!
Dòng chữ dưới cùng tờ 58 viết thêm: “Bản hiệt các bi, trừ (A) (D) (E) tam bi ngoại, bất phân mộc chất thạch chất toàn số bảo lưu” (Các bia trên tờ này, trừ ba bia (A) (D) (E) ra, bất kể bằng gỗ hay bằng đá đều giữ lại).
Có nghĩa đây là lệnh cho phá hủy các bia (A) (D) (E) khớp với các bút phê riêng lẻ từng nội dung nêu trên.
Cần lưu ý là trên văn bản lưu trữ có hai tuồng chữ, tuồng chữ bằng bút cứng (nét mảnh) là do người đi thực địa ghi chép.
Còn tuồng chữ bằng bút lông (nét đậm) phê vào các nội dung ghi chép, đây chắc chắn là của người chỉ huy cao cấp, quyết định việc tiêu hủy hoặc giữ lại các hiện vật.
Các nội dung bị đánh dấu (A) (D) (E) ở tờ 58 này cùng với một bia văn hai mặt của Nhật Bản đều bị tiêu hủy. Việc tiêu hủy đương nhiên nhằm mục đích xóa sạch những dấu vết không phải chứng tích Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.